Phân tích chương Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

I. MỘT VÀI LƯU Ý ĐỂ HIỂU THÊM VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Nguyễn Khoa Điềm vừa là nhà hoạt động chính trị vừa là nhà thơ thuộc thế hệ lớn lên và trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ông sinh nãm 1943 tại thôn Ưu Điềm xã Phong Hoà huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế. Được học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc từ 1955, Nguyễn Khoa Điềm tốt nghiệp Khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964 và trở về miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên Huế. Sau thắng lợi 1975, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên - Huế. Nguyễn Khoa Điềm đã tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III, là Tổng thư kí Hội Nhà văn khoá V, là Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương. Hiện nay, ông đã nghỉ hưu tại Huế.

2. Nguyễn Khoa Điềm sáng tác chủ yếu là thơ. Là nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ cứu nước, ông kết hợp được trong sáng tạo nghệ thuật của mình cảm xúc yêu nước nồng nàn và những suy ngẫm của người trí thức trước vận mệnh của đất nước trong thời điểm gay go ác liệt nhất, ông được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho sáng tác Ngôi nhà có ngọn lửa ấm và Giải thưởng Nhà nước về vãn học nghệ thuật năm 2000. Tác phẩm chính gồm: Cửa thép (kí - 1972), Đất ngoại ô (Thơ - 1973), Mặt dường khát vọng (trường ca - 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ - 1986) và Thơ Nguyên Khoa Điềm (tuyển chọn - 1990).

3. Trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác trong thời kì tác giả sông và làm việc tại chiến khu Trị - Thiên từ 1971 và được xuất bản năm 1974 với nội dung nói về sự thức tỉnh của tầng lớp thanh niên đô thị vùng tạm chiếm trước bước ngoặt lịch sử của dân tộc, trong cuộc đối đầu giữa chính nghĩa và phi nghĩa để giành độc lập hoà bình cho Tổ quốc, cho dân tộc, về sứ mệnh của lớp người trẻ tuổi đối với đất nước. Đoạn trích Đất Nước trong SGK thuộc chương V của trường ca này, với cảm hứng chủ đạo là. đất nước của nhân dân, là đoạn tiêu biểu của Mặt đường khát vọng.

4. Đoạn trích Đất Nước mang lại cái nhìn mới mẻ về đất nước, một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam, mà qua đó đất nước hiện ra với vẻ đẹp nhiều chiều từ lịch sử, văn hoá, địa lí... để từ đó, tác giả khái quát đất nước là kết tinh của quá trình đấu tranh lâu dài của dân tộc, là sự hội tụ của khát vọng của nhân dân và chính nhân dân là người làm nên đất nước, Đất nước là của nhân dân.

Nguyễn Khoa Điềm

II. PHÂN TÍCH

1. Đoạn trích trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là tư tưởng: "Đất Nước của Nhân dân", do nhân dân làm ra. Đoạn thơ mang lại một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua sự cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn diện từ cái tôi tự ý thức của một thế hệ những nhà thơ - chiến sĩ, vừa có năng lực trí tuệ vừa giàu nghị lực và niềm tin vào tương lai của đất nước, vừa mang nặng công ơn của những người đã làm ra đất nước và qua đó toát lên lòng tự hào dân tộc, tự hào về "Đất Nước của Nhân dân". Đoạn thơ có bố cục ba phần như tác giả đã phân chia. Phần một là những cảm nhận riêng tư và sâu sắc của tác giả về đất nước. Cách cảm nhận ở đây khác với nhiều tác giả khác. Các tác giả khác thường tạo ra khoảng cách để nhìn ngắm, chiêm ngưỡng hình ảnh đất nước và do đó, thường dùng các hình ảnh mĩ lệ, kì vĩ, hoành tráng, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình. Nguyễn Khoa Điềm khẳng định: Khi ta lớn lèn Đất Nước dã có rồi. Cái đã "Làm nên Đất Nước muôn đời" là các thói quen sinh hoạt hằng ngày, các phong tục tập quán đã cố kết mọi người lại với nhau, là truyền thống lịch sử và văn hoá được tích tụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, là các truyền thuyết về dựng nước xuyên suốt chiều dài lịch sử và là sự kế thừa truyền thống của các thế hệ khác nhau. Trong khổ thơ từ "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi" cho đến Đất Nước có từ ngày đó", sự cảm nhận của tác giả về đất nước được thể hiện qua truyền thống văn hoá lịch sử, qua phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt hằng ngày, qua cách thức và hình thức đánh giặc giữ làng, cách thức bày tỏ tình cảm yêu thương nam nữ, qua truyền thống đặt tên, gọi tên theo cách thức của riêng dân tộc. Đồng thời qua cả những khó khăn, nhọc nhằn mà mỗi người phải trải qua.

2. Trong phần đầu của đoạn trích, tác giả sử dụng 14 lần cụm từ Đất Nước tạo ra cách cảm nhận của riêng mình về đất nước, nhằm tạo ra một khoảng cách giữa nhà thơ - chủ thể trữ tình - với đất nước - đối tượng trữ tình, bằng một khoảng cách để có thể chiêm ngưỡng được nhiều hơn, đầy đủ hơn. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn sâu sắc về những gì cha ông để lại qua cách nói dung dị, tự nhiên, qua cách gợi mở những truyền thuyết dân gian về thời kì dựng nước được kết tinh lại qua những lời tỏ tình đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện cách cảm nhận từ những điều cụ thể, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để dẫn tới những khái quát có sức thuyết phục cao. Các câu thơ: "Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm/ Đất Nước là nơi ta hò hẹn" là những câu thơ hay với những hình ảnh cụ thể song rất ấn tượng và có khả năng khái quát lớn. Những hình ảnh đó gây ra ấn tượng mạnh vì đã quá quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam, đã trở thành những không gian chung gắn bó với nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời, gợi nhớ những kỉ niệm không phai mờ trong đời sông tình cảm của con người Việt Nam.

Không chỉ tái hiện đất nước qua những hình ảnh cụ thể gắn với những không gian cụ thể như con đường đến trường, bến sông em tắm, những địa điểm gặp gỡ
hẹn hò mà tác giả còn cho thấy: Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"/ Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi", vẻ đẹp của đất nước qua hai câu thơ này được tác giả cảm nhận qua sự giàu có của đất nước từ rừng vàng biển bạc, qua vẻ đẹp kì vĩ như là mảnh đất huyền thoại, vừa thơ mộng vừa cao sang, qua những sản vật phong phú, dồi dào mà ít nơi nào trên thế giới có được.

Đất là nơi anh đến trường

3. Trong phần hai, đất nước được tạo thành bởi sự góp công chung sức của nhiều thế hệ con người Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua các địa danh gắn liền với những hình thể núi non kì vĩ, qua các tên tuổi được nhân dân dùng để gọi tên các địa phương cụ thể, qua sự liệt kê những con người đã góp phần tạo ra các tên gọi ấy, qua Những cuộc dời đã hoá núi sông ta.

Đó là sự cảm nhận trong sự thống nhất, hài hoà của các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian. Một quan niệm mới về đất nước được đưa ra qua cái nhìn chia tách giữa đất và nước, tạo ra cái nhìn thiêng liêng gắn kết. Khi sử dụng cụm từ Đất Nước với tần số cao (23 lần trong toàn đoạn trích), tác giả vẫn tách riêng ba lần Đất là... và ba lần Nước là.... Việc chia tách cụm từ Đất Nước như vậy nhằm mục đích nhân mạnh sự gắn bó khăng khít hữu cơ, bền chặt, không thể tách rời giữa Đất và Nước, về phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian. Đồng thời, để chỉ ra mối quan hệ giữa Đất và Nước, không chỉ trên bình diện không gian - thời gian gắn với hoạt động của con người mà còn là tình cảm, tâm tư, là tình làng nghĩa xóm, là tình yêu nam nữ sâu nặng, nốì kết con người lại với nhau. Qua đó, tác giả nhấn mạnh cội nguồn của đất nước được phản ánh qua truyền thuyết Chim và Rồng. Đó cũng là cách quan niệm mới của thế hệ trẻ này hôm nay về đất nước.

Trong phần hai của đoạn trích, đất nước gắn liền với Những cuộc đời đã hoá núi sông ta... gắn liền với những hình thể núi non, sông nước kỳ vĩ. Cách cảm nhận của tác giả ở đây được thể hiện từ bình diện địa lí - lịch sử qua các địa danh, các truyền thuyết, từ những tình cảm cá nhân được khái quát thành truyền thống nhân nghĩa nhân ái của dân tộc, được ghi nhận thành những biểu tượng qua hình ảnh núi non kì vĩ, từ những hoạt động giao lưu của con người Việt Nam qua các thế hệ khác nhau để từ đó "trên khắp ruộng đồng gò bãi" đâu đâu cũng "mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha".

Qua hai câu thơ: Hằng năm ăn đâu làm đâu / Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ tác giả nhắc nhở tất cả mọi người Việt Nam phải luôn nhớ tới tổ tiên, cha ông mình, luôn hướng về nguồn cội để một mặt vừa nhớ lại công ơn sinh thành dưỡng dục, mặt khác vừa giáo dục cho các thế hệ tương lai lòng biết ơn tổ tiên, biết ơn các bậc tiền nhân đã dựng nước và giữ nước. Nhớ tới tổ tiên là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người song không phải chỉ hướng về quá khứ mà còn phải biết xác định trách nhiệm trước mắt, trách nhiệm của bản thân trong tương lai, phải làm sao để không phải xấu hổ trước tổ tiên.

Khi giới thiệu các danh lam thắng cảnh của đất nước, bài thơ đều kèm theo tên địa danh. Phát hiện mới của nhà thơ ở đây là thiên nhiên chỉ đẹp khi gắn bó với con người. Thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp của tạo hoá, tự nhiên, vừa có bàn tay gọt giũa của con người. Các danh lam thắng cảnh ấy là di sản văn hoá của dân tộc, gắn liền với tâm thức dân tộc qua nhiều thế hệ. Các danh lam thắng cảnh ấy là niềm tự hào của dân tộc, thể hiện những vẻ đẹp nhất định của tâm hồn dân tộc, được các thê hệ truyền tụng và gìn giữ.

4. Trong phần ba, "Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân" thì cần hiểu được một chân lí. Đó là, không chỉ dựng nước mà còn cần phải biết giữ nước. Thế hệ đi trước truyền lại cho các thế hệ sau những kinh nghiệm và thành quả của mình. Thế hệ con cháu phải biết trân trọng, tiếp nối và phát huy các truyền thống đó để "Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"... Sự cảm nhận của tác giả về đất nước được thê hiện dưới hình thức lời tâm sự giãi bày giữa anh và em, qua đó, theo tác giả, đất nước là của các anh hùng hữu danh mà cả anh và em đều nhớ và của những người vô danh Không ai nhớ mặt, đặt tên, là Đất Nước của Nhân Dân, là Đất Nước của ca dao thần thoại.

Tác giả khẳng định Họ đã làm ra Đất Nước qua những công việc cụ thể: "Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng", "Họ truyền lửa...", "Họ truyền giọng điệu...", "Họ gánh theo...", "Họ đắp đập be bờ...". Qua đó tác giả muôn gửi gắm tư tưởng: Nhân dân là người sáng tạo, người làm ra đất nước, nhân dân qua quá trình lao động bền bỉ, qua nhiều thế hệ đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần và vật chất làm cho đất nước phát triển. Quá trình xây dựng đất nước là quá trình đoàn kết hợp lòng chung sức của nhiều thế hệ, nhiều người chứ không phải là của một cá nhân nào. Do đó, đất nước là thành quả lao động kiên trì của nhân dân trong suốt trường kì lịch sử. Đồng thời tác giả ca ngợi nhân dân đã làm nên tất cả.

Qua hai câu thơ "Để Đất nước này là Đất Nước Nhân Dân / Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại", tác giả muốn nhấn mạnh tư tưởng bao trùm của bài thơ, nhấn mạnh vai trò và công lao lịch sử của nhân dân, nhấn mạnh và đề cao sức mạnh đoàn kết dân tộc.

Hình ảnh đất nước

5. Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn trích qua những phương diện lịch sử theo dòng chảy thời gian, từ phương diện văn hoá dân tộc thể hiện qua hàng loạt các phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt hằng ngày, từ không gian địa lí lãnh thổ gắn liền với công cuộc di dân mở đất dựng nước dựng làng, từ mối quan hệ cá nhân với cộng đồng, quan hệ giữa gia đình và đất nước.

Nhân vật trữ tình của đoạn thơ chính là tác giả. Nhân vật trữ tình xuất hiện theo dòng thời gian từ nhỏ đến lớn, từ lúc ra đời cho đến lúc trưởng thành. Nhân vật trữ tình xuất hiện khi đã có một khả năng nhận thức nhất định. Quá trình nhận thức về đất nước càng ngày càng lớn lên và vững chắc thêm bởi kinh nghiệm sống và hiểu biết được mở rộng. Nhân vật trữ tình xuất hiện gắn với quê hương, xứ sở, với gia đình, họ hàng, với cuộc sông vật chất và tinh thần.

Nhân vật trữ tình xuất hiện với ý thức về trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc trong thời đại của thế hệ mà mình đang sống.

Phẩm chất nổi bật của bài thơ qua đoạn trích này là tính trữ tình - chính luận. Tính chất chính luận được thể hiện ở quan niệm của tác giả qua cách thức cảm nhận và lí giải về đất nước qua nhận thức mới về đất nước, qua vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của đất nước.

Bên cạnh tính chất chính luận, bài thơ còn mang âm hưởng trữ tình. Tính chất trữ tình đó được thể hiện bằng hình thức tâm tình, trao gửi tình cảm qua cách xưng hô anh - em, bằng loạt hình ảnh thơ vừa cụ thể, gợi cảm, vừa tạo ra ấn tượng sâu sắc, bằng hình thức ngôn ngữ giàu cảm xúc, chân thành và giản dị.

Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng khá nhiều chất liệu từ văn hoá dân gian. Hiệu quả của việc sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian đó là tạo ra sức hấp dẫn cho tác phẩm để mở ra một không gian mới vừa xa lạ vừa gần gũi thân quen, là để chứng minh sự phong phú của tâm hồn dân tộc qua các chất liệu dân gian được sử dụng, đế' làm sáng tỏ bề dày văn hoá của dân tộc.

Sức hấp dẫn của đoạn trích được thể hiện qua hình thức thơ tự do, bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sức gợi cảm và qua các chất liệu vay mượn từ văn hoá dân gian, bằng giọng thơ mang tính chất tâm sự giãi bày, giàu sức truyền cảm, bằng giọng điệu trữ tình - chính luận.

Trong đoạn trích Đất Nước rút từ trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã nêu lên quan điểm của riêng mình về đất nước. Theo ông: Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân / Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. Đất nước vốn là một đề tài quen thuộc của, văn chương và là mối quan tâm của nhiều nghệ sĩ, thi sĩ của các thời đại khác nhau. Mỗi lần đất nước được đặt trong thử thách, trong đấu tranh thì vấn đề dất nước lại trở thành môi quan tâm chung. Việc xác định đất nước là gì và cách biểu hiện đất nước như thế nào có thể thấy được qua nhiều tác phẩm khác nhau của các nhà văn nhà thơ cùng một thời đại. Quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước được đưa ra trong thời kì thử lửa ác liệt, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước dang ở vào thời điểm gay go quyết liệt nhất. Trong các càu thơ này, tác giả dùng tới bốn lần cụm từ Đất Nước và đều viết hoa rất trân trọng. Tiếp đó cách nhấn mạnh trong từng mệnh đề cũng khác nhau, thể hiện các cấp độ khác nhau trong quan niệm của tác giả. Trước hết, đó là sự khẳng định: Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân, nghĩa là nhân dân là chủ nhân của đất nước; mệnh đề thứ hai tiếp nối đó cũng là một sự khẳng định nhưng được mở rộng hơn: Đất Nước của Nhân dân, nghĩa là chính nhân dân là người tạo ra chủ quyền và sức sông cho đất nước. Mệnh đề thứ ba: Đất nước của ca dao thần thoại cho thấy đất nước đó có sức sông không chỉ hiện tại mà sức sống đó đã hoá thân thành truyền thuyết, thành những sản phẩm văn hoá tinh thần, đã được cố kết từ rất lâu theo chiều dài lịch sử. Như vậy nhân dân là người đã làm ra đất nước, cũng chính nhân dân là người bảo vệ và giữ gìn đất nước suốt trong trường kì lịch sử.

Quan điểm trên đây của Nguyễn Khoa Điềm là một cách bổ sung vào loạt quan điểm đã có về quê hương đất nước, từ đó nâng cao nhận thức và niềm tự hào về đất nước. Đất và Nước là hai thành tố để hợp thành Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đã có những lí giải bằng thơ rất hay về mối quan hệ đó.

Trong đoạn trích, các thành tố Đất và Nước có quan hệ với các đối tượng được gắn kết, chẳng hạn: "Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm", mối quan hệ giữa đất và nước có thể đổi chỗ cho hai chủ thể anh và em. Đó là tính chất gắn bó khăng khít mang tính nhân quả, mang tính ràng buộc chặt chẽ giữa Đất và Nước để trở thành hợp thể Đất Nước, sự gắn bó đó là gắn bó hữu cơ, gắn bó của tình sâu nghĩa nặng, gắn bó của truyền thống văn hoá lâu đời, gắn bó của truyền thống tương thân tương ái, của nghĩa xóm tình làng,... Sau mỗi lần tách Đất và Nước thành các câu thơ riêng biệt, thì tác giả lại hợp nhất Đất và Nước lại thành một câu thơ khác có tính chất khái quát cao hơn, cách sử dụng và sắp đặt các thành tố theo kết cấu tách - hợp như vậy cũng tạo ra ý thức về sự gắn bó bền chặt keo sơn của Đất và Nước. Cảm nhận về Đất Nước được mở rộng theo chiều thời gian và mở rộng theo không gian, cho thấy sự phát triển của Đất và Nước để hợp thành Đất Nước như một chính thể thống nhất, và duy nhất, bền vững và không thể thay đổi.

Leave a Reply