Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tác phầm Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu

Trong nghệ thuật viết truyện người ta thường chú ý tới 3 yếu tố quan trọng nhất:nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình hưống truyện.Trong tác phẩm đầy tâm sự của mình - tác phẩm "chiếc thuyền ngaòi xa" - Nguyễn Minh Châu đã thành công trên cả 3 yếu tố đó, xây dựng thành công tình huống truyện, chọn điểm nhìn trần thuật sắc sảo và xây dựng nhân vật mang đậm tư tưởng nghệ thuật

Vấn đề then chốt quyết định sự thành công của một truyện ngắn

Trước hết nói về tình huống truyện ,đây được coi là vấn đề then chốt quyết định sự thành công của một truyện ngắn,đó có thể chỉ là một khoảnh khắc nhưng qua đó mà cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất,tình huống truyện có khi chỉ là một sự việc,1 hoàn cảnh riêng,1 cảnh ngộ xuất hiện nhưng ở đó nó buộc nhân vật phải bộc lộ hết tính cách phẩm chất của mình đồng thời qua đó cũng diễn tả hết ý đò nghệ thuật tư tưởng của tác gải,bộc lộ tư tưởng và tài năng của người cầm bút!.Hay nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì tình huống truyện chính là thứ nước rửa hình mà qua đó các nhân vật nổi hình nổi khối,đó chính là lát cắt nhưng qua đó ta hiểu được trăm năm của đời thảo mộc,nó chính là hạt nhân cấu trúc sắm vai trò tổ chức trong tác phẩm.Nếu “Vi hành “độc đáo bởi tình huống nhầm lẫn,”vợ nhặt” sâu sắc vơí tình huốnh nhặt vợ cười ra nước mắt,thì đến với tình huống trong “Chiếc thuyền ngoài xa”,người đọc được tiếp xúc với tình huống nhận thức đầy sự trải nghiệm cùa nhân vật ,đưa người đọc từ sự vỡ lẽ này đến vỡ lẽ khác.Truyện xoay quanh sự khám phá ra chân lí của Phuing-một nghệ sĩ nhiếp ảnh được giao nhiệm vụ đi thựuc tế để chụp bức ảnh bổ sung cho bộ lịch sang năm với lời dặn cũng là tiêu chuẩn như đinh đóng cột của ông trưởng phòng :một bức ảnh tính vật,đơn cảnh không có người!.Sau nhiều lần phục kích trên bãi biển của vùng chiến trường A So năm xưa nah từng chiến đấu,với sự công phu và kiên nhẫn,cuối cùng Phùng cũng chụp được “cảnh đắt trời cho”,một bức ảnh”từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp,một vẻ đẹp thực đơn giản mà toàn bích”,đứng trước nó,người nghệ sĩ chuyên nghiệp ấy”trở nên bối rối,trong trái tim có gì như bóp thắt vào”,nhưng hơn thế trước cái đẹp tuyệt đỉnh ấy,Phùng tưởng chính mình vừa khám ra cái chân lí của sự toàn thiện”,và nhận ra ”cái đẹp chính là đạo đức”.Thế nhưng ngay sau đó,khi chiếc thuyền kia tiến dần vào bờ ,bước ra từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ nào có phải là nàng tiên cá cùng chàng hoàng tử mà là một người đàn bà xấu xí đến thô kệch,là một người đàn ông đầy vẻ độc dữ,thế nhưng nghiệt ngã hơn là trận đòn như lửa cháy mà người đàn ông dội vào người đàn bà còn người phụ nữ kia cam chịu nhận nhục.Chao ôi bao nhiêu cái tận Thiện,tận Mĩ đâu,giờ chỉ còn cái Chân đến trần trụi thô nháp:cái hiện thực đầy cay nghiệt ấy đưa người nghệ sĩ từ những thăng hoa của cái đẹp trở lại trong cảm giác ngỡ ngàng đến tột độ”chỉ biết đứng há mồm ra”và ngay sau đó là “vứt chiếc máy ảnh chạy nhào xuốg đất”.Thế nhưng rồi qua câu chuyện ở toà án huyện cùng với lời tâm sự thấu tình đạt lí của người đàn bà ấy Phùng mới vỡ lẽ ra giác ngộ thêm nhiều chân lí về hiện thực đời sống,đồng thời có nhiều hơn những nhận thức mới mẻ sâu sắc chính xác hơn về con người về đời sống:đó phải chăng chính là khám phá về vẻ đẹp trong tâm hồn và trái tim người phụ nữ bề ngoài tưởng chừng như chỉ đáng để thương để xót kia thì ẩn giấu sau đó là trái tim nhân hậu lòng vị tha,giàu đức hi sinh ,là tình yêu thương con tha thiết và là sự trải đời thấu hiểu ngọn nguồn đời sống.Đó phải chăng còn là những chân lí trong cuộc đời,đôi khi để tồn tại và mưu sinh có những nghịch lí người ta buộc phải chấp nhận,buộc phải chung sống với nó.Và quan trọng nhất là sự vỡ lẽ của Phùng về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật.Nghệ thuật như bức ảnh kia,chỉ là khoảnh khắc,còn cuộc sống lại là vô bờ hữu hạn,nghệ thuật không thể phản ảnh cái hời hợt mà phải bắt nguồn từ đời sống và phục vụ đời sống.Con thuyền nghệ thuật của Phùng lúc đầu ở rất xa vời,cái giây phút thăng hoa ấy người nghệ sĩ đã quên rằng trên chính bãi biển ấy thôi gần chỗ chân anh đứng còn ngổn ngang những chiếc xe rrà phá bom mìn của lính MĨ TỪ HỒI 75,chính vì thế phải chăng mà sự vỡ lẽ ấy chính là thông điệp Nguyễn Minh Châu gửi gắm vào nghệ sĩ Phùng-nghệ thuật còn ở quá xa cuộc đời,phải làm sao kéo con thuyền NT ấy gần đến bến bờ của cuộc sống,và để thực hiện thiên chức ấy,người nghệ sĩ không thể nhìn đời hời hợt nông cạn chỉ khám phá cái bản chất bề ngoài của sự vật hiện tượng mà phải đi sâu khám phá tìm tòi để tìm thấy chất “ngọc “ trong chính cuộc sống tưởng chừng như thô ráp kia.Đó chính là điều tâm niệm mà suốt đời cầm bút Nguyễn Minh Châu luôn thực hiện:”truy tìm hạt ngoc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người”.Cũng có phải thế không mà sau khi thấu hiểu vỡ lẽ ra nhiều điều,trong con mắt của người nghệ sĩ Phùng,vẫn con thuyền ấy,vẫn khoảng cách xa ấy,không còn là cái ánh hồng hồng của ban mai mà là hình ảnh con thuyền chống chọi giữa sóng gió phong ba của cuộc đời với bao trăn trở suy tư của người nghệ sĩ,và phải thế không mà bức ảnh nghệ thuật mà nghệ sĩc Phùng đã chụp ảnh trơ rhtành một tác phẩm có giá trị,khác với những người sành nghệ thuật ,Phùng nhận ra trong bức ảnh đen trắng ấy vẫn có nét hồng hồng của ánh ban mai -hiện thân cho vể đẹp của cuộc đời mà nghệ thuật đã khám phá được -và hình ảnh người đàn bà với”khuôn mặt rỗ,tấm lưng áo bạc phếch ‘-hiện thân cho bao nhiêu trái ngang nghịch lí ở đời-bước ra từ chiếc thuỳên kia.Chỉ có con mắt người nghệ sĩ từng trải giàu kinh nghiệm sống ấy mới có khả năng phát hiện ra đằng sau vẻ đẹp ấy là bao trái ngang uẩn khúc ở đời.Và như vậy,chiếc thuyền nghệ thuật dù ở xa hay ở gần thì cuối cùng tâm điêm vẫn là con người nhưu Nguyễn Minh Châu từng quan niệm”Văn học và cuộc sống đều là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.Như vậy tình huống truyện nhận thức ấy đã đem đến cho người đọc bao nhiêu bài học “trông nhìn và thưởng thức”,thực sự là một tình huống độc đáo và sâu sắc!

Xây dựng thành công tình huống truyện

Một trong những đặc sắc và thành công của Nguyễn Minh Châu ở tác phẩm này chính là nghệ thuật trần thuật với cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật sác saoe.Trao ngòi bút cho Phùng-người nghệ sĩ và cũng là người nghệ sĩ năm xưa từng vào sinh ra tử trên chính chiến trường ASo-và giờ đây là mảnh đất anh đang phục kích tìm kiếm bức ảnh nghệ thuật,Nguyễn Minh Châu đã để cho Phùng đi từ những giây phút thăng hoa của nghệ thuật đến những ngỡ ngàng đến cực độ khi chứng kiến những hiện thực đến nghiệt ngã để rồi cùng với đó là xót xa vỡ lẽ ra nhiều chân lí trong cuộc đời và mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, qua đó cũng gửi gắ nhiều ý đồ tư tưởng nghệ thuật của mình về cuộc đời và nghệ thuật.Cái sắc sảo và tinh tế trong cách đặt điểm nhìn trần thuật ở Phùng còn là chỗ Phùng đã từng chiến đấu và chiến thắng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tư do của dân tộc,nhưung trở lại đây anh -bất lực trước hậu quả của đói nghèo.Đó phải chăng cũng chính là hồi chuông dóng lên cảnh tỉnh về cuộc chiến mới còn gian khổ ác liệt hơn nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ Đất nước kia,đó phải chăng chính là sự thức nhọn giác quan của người cầm bút như Nguyễn Minh Châu trước sự thay đổi của hoàn cảnh đất nước!

Bên cạnh đó,thành công của Chiếc thuyền ngoài xa còn ở chỗ truyệnđã xây dựng thành công một dàn nhân vật đặc sắc.Đã có nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Minh Châu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong cách nghệ thuật của Nam Cao,cũng cái nhìn khách quan hiện thực đến lạnh lùng thản nhiên của một cây bút của trường phái hiện thực chủ nghĩa, cũng tính triết lí sâu sắc ..xin không đề cập tới vấn đề này trong bài viết nhưng xin phép được khai thác một khía cạnh nhỏ.Nếu như Nam Cao xây dựng kiểu nhân vật trong trạng thái lưỡng cực:nửa tình nửa say ,nửa đúng nửa sai,nhưùng ngóc ngách sâu kín nhất của tâm hồn con người... thì đến với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu người đọc cũng mơ hồ nhận ra một nét tương đồng.Trong “êkip”nhân vật của mình,Nguyễn Minh Châu khắc hoạ luôn trên hai phương diện mà chính ông một lần đã khẳng định trong “Bức tranh”:con người có cả phần rồng phượng và phần rắn rết,có cả thiên thần và ác quỷ!Phải thế không mà cái hăm hở giải phóng con người của P và Đ là tốt chứ nhưng lòng tốt chưa đủ,bởi nó thiếu cái nhìn hiện thực đa chiều,phải thế không mà người đàn ông kia trong con mắt của thằng Phác và P,Đ anh ta là thủ phạm cho hành động đánh vợ như trút lửa là kẻ xấu kẻ ác,là người “cả nước này mới có một người chồng như hắn”,nhưng trong cái nhìn đầy vị tha của người đàn bà làng chài kia thì anh ta lại đích thị là nạn nhân của hoàn cảnh nghèo đói,chứ không phải bản chất .Và hành động đánh lại bố mình của thằng bé Phác xuất phát điểm là tình thương mẹ vô bờ bến đáng để trân trọng biết bao, lại đáng lên án biết bao bởi trái với luân thường đạo lí của dân tộc Việt ,...Như vậy ,xây dựng nhân vật kiểu như thế Nguyễn Minh Châu cũng đã tiên phong trong việc đổi mới cách xd nhân vật trong thời điểm lúc bấy giờ của văn nghệ VN,đó là khác hoạ nhân vật đa chiều nhiều tính cách khác hẳn với thời kì văn học 45-75 bởi cuộc đời vốn đa đoan mà con người lại đa sự!Đó phải chăng cũng là trăn trở của Nguyễn Minh Châu trước sự đổi mới thiết yếu của văn học nghệ thuật nước nhà sau giải phóng!

Bên cạnh đó cũng phải kể đến ngôn ngữ của Nguyễn Minh Châu,thứ ngôn ngữ rất bình dị nhưng thấm và thấu vào độc giả ,cùng chiêm nghiệm và suy tư,rất giàu trăn trở của tư duy nghệ thuật .

Như vậy đến với Chiếc thuyền ngoài xa,người đọc càng hiểu thêm tài năng tvà tâm huyết của Nguyễn Minh Châu - nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất trong văn học nước ta hiện nay!

Leave a Reply