Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm: Em ơi buồn làm chi... Sao xót xa như rụng bàn tay

Dàn ý chi tiết

I. Giới thiệu tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác

Sinh ra và lớn lên ở vùng Bắc Ninh đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nhà thơ Hoàng cầm gắn bó và yêu thương vùng đất ấy vô cùng. Thế nên khi hay tin giặc Pháp chiếm phía nam Bắc Ninh, Hoàng Cầm không khỏi xúc động, đau đớn. Chính trong nguồn cảm hứng ấy, chỉ trong một đêm, bài thơ Bên kia sông Đuống đã ra đời, chứa đựng bao nhiêu tình cảm của nhà thơ. Mở đầu bài thơ, Hoàng cầm viết:

Em ơi buồn làm chi

...

Sao xót xa như rụng bàn tay.

Những câu thơ đã mở ra một vùng không gian đẫm đầy nỗi thương tha thiết, đủ sức lôi cuốn, thúc giục người đọc.

Một dòng lấp lánh

II. Phân tích

Tựa đề Bền kia sông Đuống chỉ bốn từ nhưng có sức gợi cảm khá lớn. Trước hết, nó gợi lên hoàn cảnh sáng tác bài thơ, bên này là đất tự do, bên kia là nơi giặc đang chiếm đóng phía nam của tỉnh Bắc Ninh. Bên kia sông Đuống còn gợi lên khoảng không gian xa cách, bên này là nơi tác giả đang chiến đấu, bên kia là quê hương đang bị giày xéo. Giữa hai khoảng không gian ấy, bài thơ ra đời như một sự kết nối giữa tác giả và quê hương. Không chỉ vượt qua không gian, bài thơ còn như muốn vượt qua thời gian để tác giả trở về những ngày xưa thân ái. Bên kia sông Đuống vì thế luôn được đặt ở hàng đầu mỗi đoạn thơ như là điểm khơi nguồn cho dòng thơ miên man chảy.

1. Ba câu đầu:

Theo lời kể của tác giả, ba câu đầu của bài thơ Bên kia sông Đuống được ra đời một cách kì lạ trong đêm nhà thơ nghe kể về tình hình quê hương: “Tâm trí tôi dần tỉnh lại trong cái im ắng nghe rõ cả tiếng một con muỗi vo ve đâu đó. Đột nhiên, như từ xóm nào xa vang vọng ngay bên tai tôi một giọng như hát, như than thở, như ru em, một giọng phụ nữ trong trẻo nghe rõ mồn một, nhưng lại nghe tự lúc tôi còn thơ dại” (Hoàng cầm - Thơ văn và cuộc đời).

Bài thơ được bắt đầu như thế với ba dòng như rót từ cõi xa xăm nào xuống. Quả thực, đó là những câu thơ rất lạ, vừa thoảng chút ai oán, vừa thoảng chút yên ủi, vỗ về:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng li.

- Hình ảnh đầu tiên xuất hiện với tiếng gọi tha thiết là nhân vật trữ tình em. Em là ai? Có lẽ chỉ nên xem là một nhân vật phiếm chỉ mà nhà thơ cần đến để giãi bày tâm sự, tìm sự đồng cảm, hoặc cũng có thể nhân vật phân thân của chính tác giả.

- Hình ảnh cát trắng phẳng lì chợt hiện ra làm nhẹ lòng người, gợi nỗi nhớ tiếc cái ngày xưa êm ả, thanh bình, khơi đúng nguồn mạch trữ tình để người viết nhập vào quá khứ.

2. Ba câu tiếp:

- Hình ảnh đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ nhà thơ vẫn là con sông Đuống:

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

Sông Đuống dưới ngòi bút của nhà thơ hiện lên rất mực trữ tình. Mỗi câu thơ như muốn ghi lại sắc thái cúa nó trôi đi, lấp lánh, nghiêng nghiêng. Những từ này trong trạng thái hoạt động, đặc biệt nét nghiêng nghiêng khiến dòng sông như một sinh thể có hồn, thân thiết, đáng yêu. Dòng sông như một sinh linh của Kinh Bắc để chia sẻ mọi vui buồn của người đời. Sông Đuống còn là một chứng nhân lịch sử, sẽ hiện diện trong suốt bài thơ, chứng kiến mọi đổi thay của quê hương, từ những ngày đen tối đến những ngày nhân dân vùng đứng lên:

- Đêm buông xuống dòng sông Đuống

- Đêm đi sâu qua lòng sông Đuống

và:                                            Sông Đuống cuồn cuộn trôi

Để nó cuốn phăng ra bề

Bao nhiêu đồn giặc tơi bời

Bao nhiều nước mắt

Bao nhiêu mồ hôi

Bao nhiêu bóng tố

i Bao nhiều nỗi đời...

Còn với nhà thơ, chủ thể trữ tình trong tác phẩm, sông Đuống là dòng kí ức. Tuy có lúc phải xa con sông quê, nhưng dòng kí ức ấy vẫn chảy mãi trong tâm hồn. Nhà thơ Phạm Tiến Duật lí giải:

Sông Đuống trôi đi

Tại sao cái dòng sông ấy không nằm bằng, nằm phẳng mà lại cứ nghiêng nghiêng một thế trôi xuôi? Nó nghiêng nghiêng trong không gian mà cũng nghiêng nghiêng theo thời gian. Bởi thế nằm mà cả cuộc trường kì phải nhớ tới, là cái thế nằm mà ánh nước luôn hắt sáng. Sông Đuống canh cánh trôi giữa lòng cuộc kháng chiến. Nó cũng nằm nghiêng nghiêng trong lòng tác giả, trong lòng bạn đọc...

3. Kết thúc đoạn thơ thứ nhất là hình ảnh quê hương bên dòng sông Đuống trong hồi ức và trong hiện tại.

- Trong quá khứ, là nhứng hình ảnh đẹp gơi lên từ một làng quê trù phú, giàu sức sống:

Xanh xanh bãi mía nương dâu

Ngô khoai biêng biếc.

Hai dòng thơ nhưng cấu trúc đảo ngược nhau. Sự đảo ngược ấy có thể là ngẫu nhiên theo dòng cảm xúc của tác giả song lại tạo ra hiệu quả nghệ thuật bất ngờ: hình ảnh đầu tiên mà người ta bắt gặp là cái màu xanh xanh đến ngút ngàn của bãi mía nương dâu, rồi sự đọng lại của vẻ biêng biếc ngô khoai. Một đằng tác động vào thị giác, một đằng vào cảm giác.

- Còn hiện tại lại là nỗi xót xa:

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

Hai dòng thơ, hai câu hỏi nhưng là một tâm trạng. Nỗi lòng ấy đang điệp trùng bao nỗi, từ nhớ tiếc lẫn xót xa. Nhà thơ không nói nhớ tiếc hay xót xa điều gì, có bãi mía, nương dâu, có ngô khoai biêng biếc, nhưng có tất cả những gì của quê hương, là quê hương.

Điệp từ sao (sao nhớ tiếc, sao xót xa) như những câu hỏi làm nhức nhối lòng người. Nghệ thuật so sánh có sức gợi cảm, một là lây nỗi đau tinh thần so sánh với nỗi đau thể xác khiến người đọc cảm nhận được nỗi đau cụ thể. Hai là, coi quê hương như một phần cơ thể. Quê hương bị giặc giày xéo đau đớn như một phần cơ thể bị mất.

4. Đoạn thơ gồm 10 dòng, được viết như lời kể lể, than vãn. Kể về quê hương giàu đẹp, miên man như không bao giờ hết. Than vãn về sự mất mát. Lời than ngắn, nhưng nỗi đau dài. Kết đoạn, hơi thơ rơi vào trạng thái hụt hẫng, nỗi hụt hẫng vì đau đớn khôn cùng. Vì thế, mỗi dòng thơ dài ngắn theo chiều cảm xúc của người viết. Cũng theo chiều cảm xúc ấy, thơ đi vào lòng người đọc như chuyện của bây giờ.

III. Kết luận

- Đoạn thơ là cái nhìn bao quát toàn cảnh bên kia sông Đuống từ bên này.

-Bằng nghệ thuật điêu luyện, bút pháp gợi tả tài tình thì đoạn thơ đã đưa người đọc đến với tâm hồn thơ, nỗi đau mất nước như mất đi máu thịt của chính mình.

- Bài thơ khiến người đọc xúc động vì hình ảnh quê hương với dòng sông, bãi mía, bờ dâu là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa. Cho nên, những chi tiết ấy khiến người đọc nhớ tới quê hương mình.

Leave a Reply