Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn "Hai đứa trẻ"của Thạch Lam

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Trên văn đàn văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định, Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn, bởi ở đó tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân viết : “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn : “ Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương” .

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cũng là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương” như thế . Thạch Lam tuy có chân trong Tự lực Văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ lại theo một hướng riêng. Ông xây dựng cho mình một thế giới nhân vật khác. Ông lặng lẽ hướng ngòi bút của mình về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn chân thành. Thế giới nhân vật là những lớp người nghèo khổ cơ cực bế tắc nói chung, những nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp: Họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác hoặc những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội. Nhân vật của ông chủ yếu là con người thân phận, họ thường tìm kiếm nơi ẩn nấu trong gia đình, giữa bốn bức tường hoặc trong sân vườn, có nghĩa là tách khỏi cuộc đời, nơi xã hội đầy bất trắc bên ngoài. Có lẽ như thế con người mới cảm nhận hết về mình và về cuộc sống xung quanh. Dường như họ thu mình trước thực tại để xót mình và thương người, để bâng khuâng man mác khi hồi tưởng về quá khứ? Không dám nhìn về tương lai, mang nặng một mặc cảm mờ mịt trong lòng khi nghĩ về mai sau.

Diện mao phố huyện được Thạch Lam tái hiện là một khung cảnh buồn, là cảnh chiều tàn đi dần vào đêm khuya. Hàng ngày, những cái ồn ào của buổI sáng làm không khí bị nhoè đi trong nắng như đến chiều thì cái bộ mặt thật của phố huyện hiện ra với tất cả những cái tiêu điều, xác xơ, tàn lụi. “Chiều chiều rồi” như là một lời thảng thốt, bàng hoàng như một tiếng thơ dài. Thế là một buổi chiều nữa lại đến, chiều là buồn. Ấn tượng về buổi chiều khá sâu đậm. Thạch Lam đã chọn một phiên chợ tàn để nói lên được tất cả bộ mặt của phố huyện. Chợ là nơi biểu hiện sức sống của một làng quê, biểu hiện thuần phong mĩ tục của làng quê. NgườI ở nông thôn thường trông chờ vào ngày chợ phiên đông vui tấp nập. Thạch Lam đã chọn ngày chợ phiên để nói cái xác xơ tiêu điều của phố huyện. Mặc dù không tả buổi chợ phiên nhưng ông đã tả những phế phẩm còn lại của buổi chợ, đó cũng là cách biểu hiện sức sống đầy hay vơi của phố huyện. Tả những con người cuối cùng trao đổI vớI nhau rồi bước vào các ngỏ tối. Rác chỉ là những thứ phế thải vớ vẫn “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía, những thanh nứa thanh tre…Lũ trẻ vẫn còn ra bòn mót, nhặt nhạnh. Ngày chợ phiên như thế thì sức sống đã kém lắm, đã yếu lắm rồi. Người bán trông vào người mua và ngược lại nhưng chỉ là sự vô vọng, lẩn quẩn, trông chờ vào sự vô vọng. Mùi vị toả ra trong không gian này là một thứ mùi đặc trưng để nói tớI sự nghèo nàn. Đó là mùi bã mía, vỏ bưởI, vỏ thị, đất ẩm, mùi khói, mùi cỏ, mùi phân trâu nồng nồng ngai ngái… Cái mùi vị ấy cũng góp phần làm cho khung cảnh thêm phần tàn tạn héo úa, lụi dần. Có thể thấy xung đột giữa bóng tối và ánh sáng khá mạnh mẽ. Ánh sáng và bóng tối đang giao tranh nhau. Ánh sáng yếu dần ban đầu là “ bầu trời đỏ rực như lửa cháy, mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” sau đó là bóng tối hiện dần ở bóng xẩm trên ngọn tre và cuối cùng bao trùm lên khu phố huyện là cái bóng tối mênh mông của nó, tín hiệu là ngọn đèn Hoa Kỳ của chị Tí. Ở đây ánh sáng và bóng tối còn mang ý nghĩa tượng trưng, ánh sáng là ước mơ , bóng tối là nghèo nàn và cô đơn; mở đầu chuyện ánh sáng tắt dần, bóng tối chiếm lĩnh. Chính cái ánh sáng cuối cùng ấy báo hiệu rõ màn đêm- màn đêm vừa sâu vừa dày sẽ diễn ra tiếp đó. Ánh sáng càng ngày càng thu nhỏ phạm vi hoặc ở xa manh mảnh, li ti như ánh sáng của ngôi sao trên bầu trời hoặc yếu ớt ảm đạm lọt qua khe cửa khép hờ hoặc toả trên cái bóng tre của chị Tí. Ánh sáng ấy biểu hiện một sự tàn lụi ở cường độ thấp và khả năng thu hẹp của nó. Tiếng trống thu không rời rạc, chậm, lẽ tẻ và cứ tắt lịm dần. Nhưng âm thanh nhỏ nhất như tiếng muỗi vo ve gợi cảm giác về sự ngưng đọng. Nó rơi tỏm vào trong không gian đang chết lặng. Đó là những âm thanh không có hồi âm, nó chỉ nhấn mạnh thêm cái buồn tẻ đến rợn ngườI của phố huyện lúc chiều tối. Tất cả hô ứng, qui tụ để cho ngườI đọc thấy rõ được khung cảnh thật của phố huyện một ngày tàn. Thạch Lam miêu tả nhận xét một cách tinh tế, sâu xa bước đi thời gian của nơi phố nghèo. NgườI đọc dường như thấy được bước chuyển biến của thờI gian rung lên bằng ngôn ngữ riêng. Sức rung động của câu văn có khả năng đánh thức con ngườI hãy cảm nhận thật tinh tế khung cảnh phố huyện và tâm sự của Thạch Lam. Trên cái nền ấy, những cảnh đời, những con người, đúng hơn là những phiến cảnh về cuộc đời, về con người bé mọn, hoàn toàn không có ước vọng, khát khao được khắc hoạ rõ nét. Họ nói chuyện với nhau nhưng dường như chẳng có nội dung. Họ có đi lại, ăn nói vớI nhau nhưng chỉ thấy họ vừa lòng thoả mãn với cảnh chật hẹp. Mua chịu nửa bánh xà phòng, bán đong hơn một ngấn rượu trong chiếc cút bé nhỏ …Chị Tí là điển hình cho ngườI dân phố huyện vớI nhịp sống quẩn quanh : ban ngày mò cua bắt tép, ban tối chị mới mở cái hàng bán nước. Cái đáng sợ là vẫn biết bán không được gì “sớm muộn mà có ăn thua gì?” mà vẫn cứ ra. Đây không phảI là sự sống thực sự mà là sự sống cầm chừng cầm cự với cuộc sống, giao tranh, tranh giành với cái đói,cái chết trông chờ vào những người trên tàu là qua bấp bênh có khác gì trông chờ vào những ngườI khách ấy để sống. Cách chị Tí trả lờI câu hỏi của Liên: không trực tiếp trả lời ngay mà còn làm thêm để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời: “Ối chao, sớm muộn mà có ăn thua gì”. Câu văn cho ta thấy nhịp sống chập chạp, lẩn quẩn của nhân vật. Bác phở Siêu có vẻ khá hơn nhưng nhưng nguy cơ lại lớn hơn vì thứ mà bác bán là thứ quà xa xỉ mà ngay cả chị em Liên cũng không dám ăn. Bác Xẩm góp tiếng đàn run bần bật trong đêm tối, mà không hề có tiếng động nào của một đồng xu. Bà cụ là một con ngườI bị tàn lụi, héo úa và cho ta cảm giác rợn người, kinh hoàng. Bà là kiếp người đáng sợ ở chi tiết vừa đi vào bóng tối vừa cười khanh khách. Cách xưng hô với Liên “chị” đã kéo xa khoảng cách tình giữa con ngườI với con người vốn nó rất cần trong hoàn cảnh cầm chứng này. Cụ Thi điên là một nạn nhân đầy đủ nhất của kiếp ngườI, như một cái cây đã tàn lụi quá nhiều - kiếp người héo hắt – tàn lụi. Cụ Thi xuất hiện chỉ trong mấy dòng truyện ít ỏi nhưng đã ám ảnh người đọc, thức dậy trong ta lòng trắc ẩn chân thành. Ở vị trí tiền cảnh của bức tranh đời buồn thảm, héo tàn, mờ mờ lay động bóng hai chị em nhỏ tuổi cũng âm thầm không kém vớI cái “cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu” mà khách hàng là những người khốn khổ có khi không đủ tiền mua nổi nửa bánh xà phòng hoặc chỉ đủ tiền cho cút rượu nhỏ “uống một hơi cạn sạch”. Liên xót xa cho những kiếp người lay lắt nhưng cuộc sống của Liên cũng cầm chừng không kém.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cũng là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương”

Nỗi khổ của Liên có lẽ còn cao hơn nỗi khổ vật chất của những người khác, đó là bi kịch tinh thần bởi họ khổ mà không biết mình khổ còn Liên đã thực sự thấm thía cảnh sống tẻ nhạt tù hãm và đơn độc hết ngày này sang ngày khác. Biện pháp duy nhất để khuây khoả nỗi hắt hiu, đơn điệu chỉ là đêm nàoũng mỏi mắt cố gắng chờ đợi một chuyến tàu đi qua : “đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Ánh sáng của đoàn tàu là mảng ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ song ở ánh sáng này cũng chỉ vụt loé lên nhanh như một vì sao băng để rồi vĩnh viễn tắt lịm trong màn đêm khiến ta phải ngơ ngác, bàng hoàng. Dường như “Hai đứa trẻ” là truyện của những nguồn ánh sáng, hồi tưởng của Liên cũng là hồi tưởng về ánh sáng. Lần đầu tiên Liên “nhớ lại” Hà Nội, một kí ức không rõ rệt, Hà Nội là một vừng sáng rực lấp lánh “và” Hà Nội nhiều đèn quá. Lần thứ hai, Liên mơ tưởng “Hà Nội xa xăm” , “Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” . Cái cảnh tượngcủa quá khứ đẹp đẽ ấy tương phản gay gắt với cái tối mịt mù dưới gốc bàng của hiện tại đang diễn ra. Quá khứ và hiện tại, ánh sáng và bóng tối, lãng mạng và hiện thực, giấc mơ nghèo và sự thật nghèo khổ, tất cả tạo nên biến động sâu kín trong tâm hồn Liên. Ánh sáng của đoàn tàu là ánh sáng của mơ ước, nó chỉ thoáng qua, tắt lịm và để rồi tất cả lại chìm trong bóng tối mênh mông, buồn tẻ.

Tất cả các nhân vật đó đã hiện ra dưới cái nhìn xót thương của người tái hiện. Và nỗI thương cảm của Liên đối với mấy đứa trẻ đi nhặt rác, với chị Tí, với bác Siêu, với cụ Thi điên cũng là cảm xúc của chính Thạch Lam. Thạch Lam đã hoá thân vào nhân vật để nói cái cảm quan xót thương của mình. Đoàn tàu với thoáng sáng vụt qua rất nhanh rồi tắt lịm đã thay đổI một chút ít không khí của thế giới hiện tại, phải chăng đó là khát vọng thoát khỏI cuộc sống tù đọng dù chỉ trong chốc lát của Thạch Lam. Nhà văn day dứt về một kiếp sống tàn lụI, héo úa, đơn điệu, hư vô chứ không chỉ có xót thương thông thường. Chính vì vậy mà ông trình bày hiện thực của phố huyện mang ý nghĩa khái quát lớn của xã hộI Việt Nam về sự trì trệ. Nếu đặt trong dòng thời sự văn học buổi ấy, ta thấy Thạch Lam phản ánh khá rõ nét một hoàn cảnh, tâm lí thời đại mà Nam Cao đã phải từng thốt lên : “Cuộc đời đang cùn đi, gỉ đi, nổi váng lên”…

Leave a Reply