Phân tích hình tượng cây xà nu trong "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

Gợi ý bài:

Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình tượng cây xà nu - rừng xà nu nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng.

a. Cây xà nu được miêu tả cụ thể, gắn bó với con người Tây Nguyên:

- Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu.

- Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên trong sinh hoạt hàng ngày, trong kí ức, đặc biệt là trong bom đạn của kẻ thù.

Cây xà nu được miêu tả cụ thể, gắn bó với con người Tây Nguyên

b. Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ:

*Mở đầu tác phẩm, là hình ảnh rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, nằm trong sự hủy diệt bạo tàn: Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự hủy diệt. Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên hình ảnh xà nu đã trở thành một biểu tượng: cuộc đụng độ của Xà nu chính là cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ - Diệm.

*(số phận)Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào Xôman đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt (Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão).

* (phẩm chất)Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ không khuất phục trước kẻ thù, như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất (trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy....).

Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt. Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt, bằng vẻ đẹp của tư thế hùng tráng, hiên ngang của mình (Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời), như người Xô man kiên cường, hết lòng trung thành với cách mạng: Người này ngã xuống, người khác thay thế,...

* Cây xà nu rắn rỏi, ham ánh nắng mặt trời tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng yêu cuộc sống tự do (...chúng phóng lên đón lấy...)

Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù

* Mở đầu là hình ảnh rừng xà nu, kết thúc là hình ảnh của những rừng xà nu đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. Rừng xà nu bạt ngàn, rừng xà nu trùng trùng lớp lớp các thế hệ nối tiếp cũng chính là thể hiện sự gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ, gợi liên tưởng đến sức sống vô tận, bền bỉ, bất diệt; tư thế kiêu hãnh, hùng tráng của con người Xô man nói riêng và người VN nói chung trong cuộc k/c chống Mĩ. Ấn tượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãi chính là cái bát ngát của những cánh rừng xà nu kiêu dũng đó.

(Có thể so sánh thêm với những "dòng sông" chảy về một "biển" trong Những đứa con trong gia đình để làm nổi bật cảm hứng sử thi. Mỗi rừng xà nu là một Xô man, cũng như mỗi dòng sông là một gia đình giàu truyền thống yêu nước như gia đình Việt).

c. Kết luận:

- Cây xà nu tượng trưng cho số phận đau thương phẩm chất anh hùng của dân làng Xô man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

- Được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn.

- Thể hiện sự gắn bó sâu sắc với Tây Nguyên cũng như tài năng sáng tạo của nhà văn.

Leave a Reply