Phân tích hình tượng người lái đò trong bài tùy bút "Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân

Hình tượng người lái đò sông Đà – Người anh hùng trong công cuộc chinh phục ghềnh thác

Là người lao động bình thường, bước vào trang văn Nguyễn Tuân, người lái đò hiện lên với tư thế của một người anh hùng trí dũng song toàn, một nghệ sĩ tài hoa trong công cuộc vượt ghềnh thác. Vẻ đẹp trí dũng tài hoa của người lái đó nổi bật lên trong cuộc chiến đấu ác liệt với sông Đà – con quái vật khổng lồ của Tây Bắc. Từ xa, sông Đà đã uy hiếp ông lái đò bằng giọng điệu dữ dằn, man rợ của mình. Khi thì oán trách, khi như van xin, khi như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo rồi lại giống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng với đàn trâu da cháy bùng bùng. Hết uy hiếp bằng thác dữ, sông Đà lại giàn bày trận địa đá. Chúng tung ra lực lượng hùng hậu, đủ tướng giữ quân tợn. Chúng bí mật mai phục hòng bẫy con thuyền. Chúng giàn ra ba vòng vây cực kì hiểm ác. Mỗi vòng vây, chúng mở rất nhiều cửa tử, chỉ có một cửa sinh duy nhất. Cửa sinh lại bố trí lắt léo: lúc trái, lúc phải, lúc giữa. Vòng đầu, nó làm ra vẻ sơ hở để dụ con thuyền đối phương vào, sau đó mới huy động lực lượng đánh tổng lực. Âm mưu của chúng là phải tiêu diệu tất cả thuyền trường thủy thủ ngay ở chân thác. Trước thủy quái sông Đà đủ tương dữ quân tợn vô cùng nham hiểm xảo quyệt, tàn đọc, người lái đó sông Đà chỉcó một con thuyền du kích với sáu bơi chèo. Tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch, người lái đò rơi vào tình thế ngặt nghèo, ngàn cân treo sợi tóc. Không hề nao núng, lo lắng, sợ hãi, mà bình tĩnh, tự tin, người lái đò quyết một phen sống chết với quái vật sông Đà và lần lượt phá tan trận địa hiểm ác của nó.

Hình tượng người lái đò sông Đà

Ở vòng vây thứ nhất, nó tập trung lực lượng ăn chết cái thuyền. Nó dàn ra bốn cửa tử, một cửa sinh. Bọn giặc đá như bầy yêu tinh ngỗ ngược, xấc láo. Chúng hết dụ dỗ cái thuyền có giỏi thì tiến vào. Hợp đồng tác chiến với giặc đá còn có thác nước hò reo, cổ vũ, khích động với những âm thanh long trời lở đất hòng uy hiếp người lái đó. Ở thế chủ động, giặc đá và sóng thác sông Đà như thể quân liều mạng đồng loạt xông lên, hăng máu như những đấu sĩ chưa bao giờ bại trận. Chúng đánh dồn dập, tới tấp, đánh đòn tỉa, đòn âm. Chúng đanh sát nách mà đá trái, thúc gối vào bụng, vào hông thuyền. Chúng túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa thuyền, có lúc đội cả thuyền lên rồi đánh đến cả miếng đòn hiểm độc nhất quyết tiêu diệt người lái đó. Trước sông Đà hiểm ác, chủ động tấn công như thế, ông đò quyết không lúc bước, quyết xung ngang vào trận địa. Dù bị quái vật đánh trọng thương, mặt méo bệch đi, mắt nổ đom đóm nhưng ông lái đò vẫn cố nén cơn đau, bình tĩnh chỉ huy bạn đò đưa thuyền trúng vào tim cửa sinh. Ngay từ hiệp đấu đầu tiên, trong tình thế đầy nguy kịch, ông Đò tỏ rõ bản lĩnh của một người thuyền trường tài ba, của một người chỉ huy mư trí quả cảm.

Thất bại ở hiệp một, quát vật sông Đà tức tối, lồng lộn điên cuồng, dòng thác hùm beo đang tế mạnh trên sông đá. Thâm độc, xảo quyệt, khôn lường, ở vòng vây thứ hai, nó tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh bất ngờ bố trí ngược với vòng một. Nó lại giao cho thằng tướng đá hung hãn đứng trấn ở cửa sinh. Dày dặn kinh nghiệm, xuôi ngược trên sông Đà cảm trăn lần rồi, ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Thế nên, dù tung ra mưu ma trước quỷ, nhưng quái vật sông Đà không thể bẫy được con thuyền. Quyết đoán, táo bạo, mưu trú, không một phút nghỉ tay, ông đò chỉ huy cá bạn đò phá luôn vòng vây thứ hai. Rất hùng dũng, oai phong, ông đò nắm chặt lấy cái bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh vào cửa sinh. Cưỡi lên thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Hung hãn, ngoan cố, bọn thủy quân liền xô ra, cố lôi con thuyền vào tập đoàn của tử. Những đã hoàn toàn giành thế chủ động, chỉ với cán chèo trong tay ông đã đánh cho bọn chúng tan tác tơi bời. Ngòi bút Nguyễn Tuân biến hóa, khôn lường, hỉnh ảnh người lái đò hiện lên thật dũng mãnh, lẫm liệt, oai phong, nhiều màu vẻ. Khi thì như một dũng tướng tài bà đột hữu xung giữa bầy yêu tinh hung hãn. Lúc lại như kị sĩ kiêu hùng, thuần phục con ngựa bất ham. Khi lại hóa một trang anh hùng dũng mãnh cưỡi trên lưng con sư tử khổng lồ. Thật tài hoa biết mấy.

Dù đã thất bại thảm hại ở hai hiệp đấu liên tiếp nhưng quái vật sông Đà vẫn vô cùng ngoan cố và tỏ ra nguy hiểm. Ở vòng vây thứ ba, nó bố trí ít của tử hơn nhưng bất ngờ gài cửa sinh ở giữa. Bên trái, bên phải đều là luồng chết, tạo nên thế gọng kìm hòng ăn chết con thuyền. Thừa thằng xông lên, ông đò cho thuyền phóng thằng vào cửa sinh. Trước quyết định táo bạo của ông đó, sông Đà không ikịp trở tay bất động, nhìn con thuyền lao vun vút cửa ra ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên, vừa lái, vừa lượn được. Chỉ trong chớp mắt, con thuyền đã vượt qua vòng vây thứ ba. Trận đấu nhanh chónh kết thúc, người lái đò giành chiến thắng oanh liệt. Càng dõi theo trận đấu, càng thấy ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân tài hoa biết mấy. Ở vòng vây thứ ba, dòng thác hùm beo phút chốc đã hóa thành những hang đá, những mê cung sâu hun hút, dày đác những cửa đá kiên cố lắt léo đầy thách thức người lái đò. Xong bằng lòng quả cảm, sự mưu trí sáng suốt và tài nghệ tuyệt với, ông đò đã điều khiền con thuyền vút qua mê cung với tốc độ thần kì. Con thuyền chạm tới đâu, những khối đá khổng lồ rắn đanh bỗng vỡ vụn tới đó. Sức mạnh con người hẳn sánh ngang với sức mạnh thần thánh siêu nhiên. Câu văn ngắn, nhịp văn nhanh, động từ mạnh, Nguyễn Tuân đã tái hiện không khí hào hứng của cuộc vượt thác. Âm điệu của đoạn văn, sôi nổi, náo nức. Bản hùng ca vượt thác được đẩy lên đến cao trào.

Khám phá đoạn văn miêu tả cuộc chiến đấu của người lái đò sông Đà trên địa đá, chúng ta không chỉ cảm phục sự mưu trí, dũng cảm tuyệt vời của người lái đò mà còn thán phục tài nghệ điều khiển câu chữ siêu việt của Nguyễn Tuân. Như một ảo thuật gia về ngôn ngữ, chỉ với hơn 300 động từ, tính từ mạnh cùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh linh hoạt, hàng loạt cău văn ngắn, nhịp văn gấp gáp, dập, Nguyễn Tuân đã làm sống dậy không khí của một trận thủy chiến kinh thiên dộng địa hiếm thấy trong văn học Việt Nam và thế giới xưa nay. Cuộc chiến cam go, quyết liệt, một mất, một còn giữa quái vật sông Đà với ông đò hiện lên như những thước phim sống động, sẵc nét. Để dựng nên thước phim hoành tráng như thế, hẳn người ta phải tìm đến những phim trưởng thế giới với chi phí hàng triệu đô. Thế mà ở đây, Nguyễn Tuân chỉ cần dùng đến chưa đầy ba trang giấy,. Điều này đủ thấy tài điều khiển câu chữ siêu việt của Nguyễn Tuân.

Người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác

Vẻ đẹp sông Đà

Với phong nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Tuân luôn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Trong trăng văn của ông, người lái đo sông Đà hiện ra không chỉ là một người anh hùng trí dũng song toàn trong cuộc chiến sinh tử với sông Đà mà còn là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.

Những động tác điều khiển con thuyền vượt thác dữ, sóng hiểm của ông đò thuần thục, điệu nghệ đến mức siêu việt mà Nguyễn Tuân gọi là tay lái ra hoa. Hãy nhớ lại một vài động tác của ông đò: nắm chặt cái bờm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh vào cưa sinh, lái miết một đường chéo,… mỗi động tác của ông đò cứ như một đượng nét của người hoại sĩ tài hoa tạo nên bức tranh thiên nhiên sông nước hoành tráng, kì vĩ. Không chỉ có tài năng siêu việt, ông đò còn mang phong thái cốt cách của người nghệ sĩ tài hoa, tài tử, thực thụ. Luôn bình thản ung dung trong mọi tình huống, hoàn cảnh, trong cuộc chiến cam go, cái chết cận kề trong gang tấc nhưng người lái đò sông Đà chưa một phút nao núng, chưa một giây hãi hùng. Sau cuộc chiến sinh tử ấy, sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ, đêm ấy, những chiến binh sông Đà lại đốt lửa trong hang đá, toàn bàn tán về cá anh vũ, cái dầm xanh,… Chả ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến vừa qua, nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn. Bình thường hóa những chiến công oanh liệt, những kì tích phi thường, người lái đó sông Đà tỏ rõ khí phách anh hùng, cố cách tài hoa nghệ sĩ của mình.

Ước muốn và niềm cảm phục của nhà văn đối với người lái đó sông Đà.

Khâm phục trí tuệ, tài năng, cốt cách của người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân tha thiết giãi bày ước nguyện chân thành của mình. Nhà văn nghĩ sau này nếu muốn làm phim truyện hoặc phim kí sự mà về sông Đà, phải đưa máy quay lên tàu bay để ghi lại hình ảnh trên thác hiên ngang một người lái đò có tự do, một người lái đó nắm được quy luật tất yếu của dòng nước. Tư thế hiên ngang lẫm liệt vươn lên làm chủ thiên nhiên hung bạo của người lái đó mới sang trọng, lớn lao làm sao.

Ngợi ca tôn vinh người lao động, anh hùng có tự do là cảm hứng bao trùm tác phẩm này. Điều đó thể hiện ngay ở lời đề từ: Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông. Dù sông Đà có hung bạo, xảo trá, quỷ quyệt đến đâu thì người lái đò vẫn dũng cảm, lạc quan, chiến đấu và chiến thắng. Cuộc sống lao động của họ trên sông nước là một khúc ca hào hùng say mê bất tận.

Leave a Reply