Phân tích nhân vật A Phủ. Nêu sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật Mị và A Phủ

Nhân vật A Phủ:

Cũng như Mị, A Phủ được tác giả giới thiệu bằng sự xuất hiện đột ngột, gây chú ý cho người đọc, rồi mới kể về lai lịch của anh. A Phủ xuất hiện trong cuộc đánh nhau của trai làng bên với bọn A Sử.

- Lũ phá đám ta đêm qua đây rồi.

- A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi!

Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lèn. A Phủ dã xộc tới, nắm cái vòng cổ kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp. A Phủ xuất hiện đối đầu với A Sử thật hiên ngang và trận đòn đánh mới áp đảo và hả hê làm sao! (Chú ý câu văn mô tả cảnh này bằng một loạt từ chỉ hành động với nhịp nhanh, mạnh, dồn dập: chạy vụt ra, vung tay ném, xộc tới, nắm, kéo dập đầu, xé, đánh tới tấp).

Vợ chồng A Phủ

A Phủ là một thanh niên nghèo, suốt đời đi làm thuê làm mướn, không có ruộng, không có cả đến cái vòng bạc đeo cổ để đi chơi Tết. Cha mẹ đã chết cả trong một trận dịch đậu mùa, A Phủ từng đã bị bắt bán xuống vùng người Thái, nhưng đã bỏ trốn trở về. Chính cuộc sống cùng cực ấy đã hun đúc ở A Phủ một sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuộng tự do và một tính cách thật gan góc, cùng với một tài năng lao động đáng quý. A Phủ thạo và ham thích những công việc lao động nặng nhọc mà khó khăn, nguy hiểm: biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo, đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng. A Phủ là đứa con của núi rừng tự do. Cuộc sống phóng khoáng, ưa tự do, gần gũi thiên nhiên và chất phác của A Phủ cũng là một nét tính cách đặc trưng của người Mông.

Việc A Phủ bị bắt làm người ở gạt nợ càng làm tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm: một chàng trai khoẻ mạnh, gan góc, vốn không nợ nần gì nhà Pá Tra, lại lao động giỏi, sống tự do nhờ chim trời giữa núi rừng, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp bức của chúa đất, phải rơi vào thân phận kẻ nô lệ suốt đời trong nhà Pá Tra. Hơn thế nữa, cho đến cả đời con, đời cháu cũng vậy, bao giờ trả hết nợ mới thôi!

Tính cách gan góc của A Phủ còn được thể hiện trong cuộc xử kiện thật quái gở tàn bạo ở nhà Thông lí Pá Tra. Suốt đêm quỳ chịu đòn cùng với những lời kể lể mắng chửi, mà A Phủ vẫn im lìm như một tảng đá. 

Khi bị trói đứng vào cột suốt mấy ngày liền chờ chết, chàng trai gan góc ấy đã phải rơi nước mắt trước tình thế tuyệt vọng của mình. Nhưng chính dòng nước mắt ấy đã tạo nên bước ngoặt, đánh thức tình thương và sức mạnh ở Mị, để cô cắt dây trói cứu A Phủ. Ớ phần sau của truyện, tính cách bộc trực, mạnh mẽ, ham chuộng tự do ở A Phủ đã giúp anh đến với cách mạng, nhanh chóng phân biệt được bạn thù, kết nghĩa anh em với cán bộ A Châu, trở thành đội viên du kích.

Nhân vật A Phủ

Mị và A Phủ có nhiều nét tương đồng trong cuộc đời và số phận: cùng xuất thân nghèo khổ, rồi cùng bị bắt vào nhà Pá Tra sôhg kiếp sống nô lệ (một người là con dâu gạt nợ, một người phải làm người ở trừ nợ). Từ đó dẫn đến sự gặp gỡ, cảm thông giữa hai người, để họ kết thành vợ chồng. Nhưng hai nhân vật vẫn có nét tính cách riêng, họ bổ sung cho nhau. A Phủ thì mạnh mẽ, gan góc mà bộc trực, cả tin, chất phác. Mị giàu sức sống nhưng trầm lắng hơn, có một đời sống nội tâm sôi nổi dưới vẻ ngoài lặng lẽ.

Leave a Reply