Phân tích nhân vật Tnú (cuộc đời và con đường đến với cách mạng, tính cách, ý nghĩa điển hình của nhân vật)

Nhân vật Tnú là một mẫu nhân vật anh hùng mang tính sử thi đại diện cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng.

Tnú là con người của cộng đồng, mồ côi cha mẹ, sông với dân làng và cụ Mết từ thuở nhỏ. Cuộc đời và số phận, cả hạnh phúc và khổ đau của Tnú đều gắn liền và là một phần của cuộc sống, số phận làng Xô Man. Tnú trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ của làng, là niềm tự hào của cả cộng đồng. Vì thế, nhân một đêm về phép thăm làng của anh, cụ Mết đã tập hợp cả dân làng quanh bếp lửa nhà cụ để kể câu chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của làng Xô Man, như kể về một trang lịch sử bi hùng của cộng đồng.

Tnú

Những nét tính cách nổi bật ở Tnú đã được bộc lộ ngay từ lúc còn nhỏ: gan góc và táo bạo, dũng cảm và trung thực (khi cùng Mai tiếp tế cho anh Quyết), đặc biệt, sự gắn bó và lòng trung thành với cách mạng đã được bộc lộ qua thử thách (khi bị giặc bắt, tra hỏi người nào là cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình nói: "ở đây này!" và lưng Tnú ngang dọc những vết dao chém của kẻ thù. Tính cách và số phận của Tnú được bộc lộ chói sáng trong đoạn cao trào của truyện. Bọn giặc kéo về làng tra tấn dã man Mai và đứa con hòng truy tìm được Tnú. Nỗi đau trong Tnú đi đến tột cùng khi phải chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị bọn giặc tra tấn đến chết. Rồi Tnú bị giặc bắt, đốt cháy đôi bàn tay anh quân giẻ tẩm nhựa xà nu. Đây chính là đỉnh điểm trong chuỗi các sự kiện của cốt truyện dẫn tới bước ngoặt của câu chuyện: cuộc đồng khởi của làng Xô Man, Tnú được cứu thoát và đi bộ đội giải phóng.

Lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu tiêu diệt kẻ thù của Tnú còn được thể hiện trong lời kể của chính nhân vật về việc anh một mình chui xuống hầm ngầm cố thủ của địch, bằng tay không tiêu diệt tên đồn trưởng.

(Lưư ý khi phân tích nhân vật Tnú, cần làm rõ đặc điểm của kiểu nhân vật anh hùng mang tính sử thi - nhân vật tiêu biểu kết tinh ý chí, khát vọng sức mạnh và phẩm chất của cộng đồng. Đấy cũng là kiểu nhân vật điển hình tiêu biểu của văn học cách mạng giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, nhất là thời kì kháng chiến chống Mĩ).

Leave a Reply