Phân tích tác phẩm Chí phèo của Nam Cao

DÀN Ý

1. Mở Bài 

+ Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30-45 

+ Sự nghiệp sang tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 8 tập trung vào 2 mảng đề tài là người nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo 

+ Tác phẩm Chí Phèo là một thành công của Nam Cao viết về người nông dân nghèo. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Kết cục tha hoá lưu manh hoá tất yếu như một sự giải thoát 

2. Thân Bài 

a. Trước khi gặp Thị Nở

Phân tích tác phẩm Chí phèo của Nam Cao

- Tuổi ấu thơ 

+ Không cha, không mẹ, không họ hang thân thích 

+ Lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng 

→ Tuổi thơ bất hạnh tủi nhục 

- Trưởng thành 

+ Làm anh canh điền cho nhà Lý Kiến (khỏe mạnh sống bằng thể chất.. ) 

+ Bị mụ 3 của bá Kiến bắt làm trò mờ ám Chí Phèo vừa sợ vừa nhục 

→ Một con người giàu lòng tự trọng 

Dẫn chứng “20 tuổi người ta không phải là đá, cũng không phải toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh” 

→ Cuộc đời Chí trước khi ở tù là một cuộc đời nghèo khổ, tủi nhục nhưng lương thiện 

- Sau khi ra tù 

Cả nhân hình và nhân tính đều thay đổi 

(-)Nhân hình 

+ Mọi người không nhận ra 

+ Trông hắn như thằng săng đá(Cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt câng câng, hai mắt gườm gườm) 

(-)Nhân tính 

+ Uống rượu rồi say khướt. Đến nhà Bá Kiến ăn vạ 

+ Rạch mặt, đập đầu, chem. giết. giật cướp, doạ nạt, liều lĩnh 

+ Bỗng chốc trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến 

→ Với hình tượng Chí Phèo. Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng phổ biến, có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam. Những lao động lương thiện bị đẩy vào đương cùng và họ đã phải quay lại đáp trả bằng chính con đường lưu manh để tồn tại. Trước Chí Phèo đã có Năm Thọ, Binh Chức. Liệu sau khi Chí Phèo chết điều đó có thể chấm dứt. Thật khó có thể nói trước được với cái xã hội “quần ngư tranh thực” người ăn thịt người này… 

(Có thể nói qua về nhà tù thực dân. Nơi mà chỉ tiếp nhận những anh chàng ngây ngô hiền như cục đất để rồi nhào nặn con người ta thành những kẻ đầu bò đầu bướu. Quả là trái với quy luật tự nhiên. Liên hệ chi tiết Chí Phèo được sinh ra bên lò gạch. Phải chăng đây là chi tiết tài tình của Nam Cao:” Lò gạch đúc ra những viên gạch thì nhà tù đó chẳng khác nào cái lò và viên gạch ở đây không phải ai khác chính là Chí Phèo”) 

Nếu như dừng ở đó thì Nam Cao cũng không hơn gì các nhà văn hiện thực phê phán trước đó. Nhưng cái hay cái tài tình của ông là đã rọi ánh sang vào những tâm hồn đã tha hoá đã nhơ bẩn ấy để thấy rằng trong Chí vẫn còn chút lương tri. Nhưng Nam Cao rọi thế nào? Chỉ có tình yêu mới thức tỉnh được con quỷ dữ ấy. Và phải chăng tình yêu là một thứ gì đó hết sức thiêng liêng. Nó dường như đã cảm hoá được con quỷ dữ của làng Vũ Đại… 

b. Sau khi gặp Thị Nở 

Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở 

+ Vẫn như bao ngày, Chí Phèo vẫn say, hắn ăn trong lúc say. Ăn vạ trong cơn say, thậm chí ngủ cả trong say. Và say chính trong lúc say. Có lẽ cuộc đời của Chí cứ mãi tuột dài trên con dốc thăm thẳm đó nếu không có bàn tay chăm sóc của Thị Nở ngăn lại...

+ Chí Phèo say sưa trở về túp lều của mình, thấy Thị Nở nằm hớ hênh. Vậy là cuộc tình khốn khổ của 2 người đã xảy ra 

+ Nếu như Thị Nở ban đầu chỉ làm cho bản năng sinh vật của một người đàn ông trỗi dậy thì ngay sau đó. Sự chăm sóc quan tâm mộc mạc, chân tình của Thị đã đánh thức cái lương thiện trong người Chí 

+ Lần đầu tiên Chí tỉnh trong suốt bao năm qua. Hắn còn cảm nhận được tiếng người qua lại kháo nhau giá vải hơn kém. Tiếng anh gõ mái chèo đuổi cá. Tiếng chim hót ríu rít.  

+ Đặc biệt hắn cảm nhận được ánh nắng bên ngoài rực rõ trong khi bên trong túp lều mới chỉ hơi tờ mờ 

+ Hắn nghĩ đến mình 

Quá khứ: Từng mơ ước:Chông quốc muớn cầy thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả mua giăm ba sào ruộng làm 

Hiện tại :Thấy mình già nua và cô độc 

Tương Lai: Đói rét, ốm đau và cô độc (cái này còn sợ hơn cả đói rét ốm đau) 

+ Lúc Thị Nở mang cháo hành (tâm trạng Chí Phèo: mắt ươn ướt, vui buồn, ăn năn) 

(Làm rõ chi tiết bát cháo có ảnh hưởng sâu sắc trong nội tâm của Chí Phèo trong thời điểm này) 

+ Chí bắt đầu suy nghĩ rằng Thị có thể làm lành với hắn thì tại sao người khác lại không?Hắn muốn mọi người chấp nhận hắn vào thể giới của loài người. Thế giới của người lương thiện. Phải chăng tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho hắn có những khát khao cháy bỏng trở về đúng nghĩa với một con người.  

+ Hắn cảm nhận được tình yêu và nhớ về bà 3. Người đàn bà cũng quan tâm đến hắn nhưng chỉ để thoả mãn dục vọng chứ yêu đương gì!(Trích:”Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thôi à”) 

+ Nhưng tội nghiệp thay cho Chí Phèo. Hắn cầu cứu vào Thị Nở thì khác nào người chết đuối vớ phải mảng bèo. Thị là một người đàn bà u mê, dở hơi. Ăn nằm với Chí 5 ngày rồi bỗng đột nhiên về hỏi bà cô và ả đã mang hết những gì bà cô nói tát hết vào mặt Chí Phèo.  

+ Chí Phèo sửng sốt, gọi lại. Chí đuổi theo nắm lấy tay 

+ Cuộc đời Chí Phèo là một bức tường cao, dày đặc chỉ có duy nhất một lối thoát nhưng bà cô của Thị Nở đã đứng đó và chặn lại. Chúng ta cũng không thể trách bà cô được. Vì bà cũng như bao người dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là tên lưu manh rồi. Hôm nay linh hồn của hắn trở về nhưng không ai nhận ra 

+ Chí Phèo rơi vào nỗi đau đớn tuyệt vọng. Hắn bị cả cái xã hội kia ruồng bỏ. Hắn uống rượu nhưng sao càng uống càng tỉnh ra. Hơi cháo hành ở đâu bỗng nhiên trở về. Hắn càng thấm thía nỗi đau. Rồi ôm mặt khóc rưng rức 

(Bi kịch xảy ra. Có thể nói về bi kịch của Chí rất nhiều nhưng có vẻ bi kịch cuối truyện là bi kịch lớn và mang tính gay gắt nhất. ) 

+ Hắn hằn học đòi giết bà cô Thị Nở nhưng lại vác dao tới nhà Bá Kiến 

(Có thể coi đây là một tình tiết thiên tài của nhà văn Nam Cao) 

Trong tièm thức thì kẻ thù của Chí Phèo vẫn là Bá Kiến. Chí Phèo giết Bá Kiến rồi cũng dung dao kết liễu đời mình 

+ Câu hỏi cuối bài: “Ai cho tao lương thiện” là câu hỏi làm day dứt người đọc. Qua hình tượng Chí Phèo Nam Cao đã gián tiếp đặt ra câu hỏi to lớn ấy. Đó là vấn đề mang ý nghĩa xã hội, có tầm vóc lớn lao 

3. Kết Bài 

+ Câu truyện kết thúc bằng một cái kết đầy bi thương nhưng là tất yếu. Tất yếu của cái xã hội thực dân phong kiến xấu xa, đen tối đã không cho con người ta sống, mà chừng nào nó còn tồn tại thì còn những con người bị lưu manh hóa, còn những "Chí Phèo con" bên lò gạch bỏ hoang.  

+ Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, cách kể chuyện cô đọng, dồn nén, Nam Cao đã khiến cho người đọc bao thế hệ sẽ mãi không thể quên "Chí Phèo". Bởi nó là hình ảnh tố cáo mạnh mẽ nhất cái xã hội xấu xa, đen tối ấy.  

+ Ông đã cho người đọc thấy cái bi kịch thóng khổ nhất của người nông dân- đó không phải chỉ là nỗi nghèo khổ vật chất mà còn là nỗi đau tinh thần, nỗi đau bi tước đoạt quyền sống, quyền làm người lương thiện, tưởng chừng như rất đỗi giản đơn, bình dị mà vô vọng

Leave a Reply