Phân tích tác phẩm "Chiếc lược ngà" của tác giả Nguyễn Quang Sáng

DÀN Ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà

- Giới thiệu tình huống truyện đặc sắc, đậm chất nhân văn

II. Thân bài

1. Nội dung tình huống truyện

- Khởi nguồn của tình phụ tử sau bao năm xa cách:

+ Ngay khi được về quê nghỉ phép, ông Sáu nóng lòng muốn nhận con sau nhiều năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba

Phân tích tác phẩm Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng

+ Vết thẹo trên má của ông khiến bé lầm tưởng nên bướng bỉnh không nhận và tỏ thái độ hỗn hào với ông trong suốt thời gian ông ở quê

+ Mãi tới khi mọi người chuẩn bị trở lại chiến trường, mãi tới khi ông chuẩn bị rời quê để trường kì chiến đấu thì bé Thu mới chịu nhận ba.

+ Ở chiến trường vì quá nhớ con, ông Sáu dành hết tâm huyết cũng như thời gian rảnh để làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.

2. Phân tích, chứng minh

* Kịch tính trong tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu đầy bất ngờ khi bé Thu không nhận ba:

+ Ngày về quê, ông muốn được ôm hôn con nhưng bé Thu lại khước từ và không chịu nhận ba

+ Mọi nỗ lực của ông Sáu trong những ngày ở nhà không thể thay đổi được thái độ của bé Thu đối với mình.

+ Nhưng vào thời điểm ông Sáu sắp sửa rời quê để về lại chiến trường thì bé Thu bất ngờ gọi ba và ôm hôn ông

- Trở lại chiến khu miền Đông, tất cả tình yêu thương ông Sáu dồn vào làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.

+ Trước khi hy sinh ông Sáu trao lại cây lược ngà cho bác Ba - người đồng đội thân thiết cũng là người chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu.

→ Tình huống chuyện liên tục thay đổi tạo kịch tính, bất ngờ, gây xúc động cho người đọc.

* Chất thơ thể hiện

Chiếc lược trở thành biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp

- Tình huống truyện cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu giàu chất thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt, xúc động của tình cha con.

+ Hình ảnh ông Sáu vội vàng trong hành động, bối rối trong lời nói với con khiến người đọc cảm thấy cảm động

+ Khi đứa con không nhận ông Sáu là cha, sự thất vọng của ông Sáu lại khiến người đọc thấy xót thương

- Đoạn miêu tả cảnh cha con ông Sáu từ biệt giàu cảm xúc đặc biệt là thái độ của của bé Thu dành cho cha lay động lòng người 

- Tình huống ông Sáu làm cây lược ngà và trao lại trước khi hy sinh là điểm nhấn cho giai điệu về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh:

+ Khi trở lại chiến trường, ông Sáu dốc tâm sức làm cho con chiếc lược bằng tất cả nỗi nhớ mong, tình yêu thương và cả niềm ân hận.

+ Chiếc lược trở thành biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp.

+ Tình huống truyện toát lên tình cảm, cảm xúc mãnh liệt tinh tế, tạo chất thơ cho thiên truyện này.

III. Kết bài: Tổng quát lại tổng thể truyện và tình huống trong truyện

Leave a Reply