Phân tích theo nhân vật truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích theo nhân vật

a. Nhân vật Phùng - người kể chuyện

Phùng vốn là một chiến sĩ tham gia chiến tranh chống Mĩ. Nhưng tại sao nhà văn lại muôn nhân vật phóng viên ảnh này vòn là bộ đội - một người đã chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước. Có thể nghĩ rằng, tình huống truyện chỉ gây ngỡ ngàng, bất ngờ nhất cho một người xuất thân là lính. Một người lính có tinh thần chính nghĩa. Tính cách người lính bộc lộ rõ khi anh cả hai lần chứng kiến cảnh lão đàn ông vũ phu đánh vợ đều xông vào can thiệp, khiến cho từ đấy bản chất chuyện gã đàn ông đánh vợ bộc lộ. Nếu không có chuyện Phùng đánh lại lão đàn ông thì toà án cũng không gọi người vợ thường chịu đòn đó ra để giúp đỡ. Nhưng cũng có thể có một lí do khác nữa: một người lính thì dễ nghĩ tằng khi sứ mệnh đánh đuổi giặc ngoại xâm đã được hoàn thành, cuộc sống dưới chế độ mới trở nên toàn thiện, toàn mĩ. Từ đó, mới có sự bất ngờ khi anh chứng kiến những tấn bi kịch vẫn âm thầm ẩn náu bên trong những con thuyền nhìn từ xa vốn rất đẹp đẽ và thơ mộng kia. Nếu ta suy diễn như vậy là đúng thì vấn đề của truyện đặt ra là cách mạng phải tiếp tục làm nhiều hơn nữa để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.

Chiếc thuyền ngoài xa

b. Nhân vật người đàn bà

Nhân vật này không có tên, cũng như người chồng chỉ được gọi là "lão đàn ông". Có thể dụng ý của tác giả là những số phận như thế có thể gặp dễ dàng khắp nơi. Trong cái nhìn của người kể chuyện: "Người đàn bà trạc ngoài bôn mươi một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ", về ngoại hình, như chính người đàn bà tự kể về mình đã nói: "Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa". Một ngoại hình như thế khó hi vọng lấy được người chồng ưng ý. Bản thân việc lấy chồng của chị cũng không phải là việc bình thường ở cái thời xưa cũ ấy. Nhưng người chồng thời còn trẻ còn hiền lành: "Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm không bao giờ đánh đập tôi. Vậy đã rõ là hoàn cảnh đã thay đổi tính cách. Vì nghèo khổ, vì đông con, vì không thể bỏ nghề đã quen bao đời nên họ bám thuyền. Và những trận đòn diễn ra vì một lí do không liên quan gì đến chị "Bất kể lúc nào thây khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh...".

Cách trả lời của người đàn bà trước những ngạc nhiên khó hiểu của Phùng là rất đơn giản: "Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...". Trả lời câu hỏi của Đẩu - người cán bộ toà án: "trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo?" là một câu khẳng định: Phải -

Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?".

Những câu trả lời như những lời tâm sự của người đàn bà khiến cho Phùng đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. "Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sông cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sông hoà thuận, vui vẻ". Người trong gia đình thương người đàn bà và muốn giải thoát cho mụ chính là đứa con trai tên Phác. Những người mẹ sợ có chuyện không hay nên đã gửi cậu về cho ông ngoại nuôi. Chính bà cũng không muôn con can thiệp vào chuyên bố đánh mẹ.

Đoạn văn trên đây đa nghĩa, có thể phân tích từ nhiều góc độ. Từ góc độ bình đẳng giới, ta thấy bản thân người phụ nữ, do nhận thức hạn chế, cũng tự chấp nhận sự thiệt thòi, gánh chịu nỗi khổ, không biết đến quyền sống cho riêng mình. Từ góc độ nghề nghiệp, lại thấy là những nghề nặng nhọc, nguy hiểm như hàng chài, rất cần có đàn ông với sức mạnh cơ bắp để chèo chóng khi có phong ba, bão tô" như là sự phân công lao động tự nhiên. Chừng nào vẫn còn nghề nghiệp như thế thì chừng ấy, những gã đàn ông vẫn có quyền hành hạ phụ nữ mà người phụ nữ vẫn sẵn sàng chấp nhận. Có thể đây là thực tế tồn tại đã bao đời trong xã hội ta, muốn giải phóng người phụ nữ, muốn đem lại bình đẳng nam nữ thì không chỉ có tuyên truyền mà cần có những biện pháp thực tế về kinh tế, luật pháp thì người phụ nữ mới thực sự được tôn trọng trong gia đình. Nếu không thì bản thân người phụ nữ cũng không muôn được "giải phóng".

Trong đầu của người chánh án huyện có "một cái gì vừa mới vỡ ra", một cách hiểu mới bất chợt hay một cách nghĩ cũ bị lung lay? Có lẽ là cả hai. Nhân vật người phụ nữ tự kể về mình nên có cái chân thực, tự nhiên, không thể không tin được.

Chiếc thuyền

c. Nhân vật người chồng

Nhân vật gã đàn ông — người chồng — được người kể chuyện tả lại: "Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà". Người đàn ông lộ rõ một tính cách hoang dã, đầy bản năng, dữ dằn nhưng cũng từ hắn, toát ra sức mạnh vững chải, một chỗ dựa tin cậy của người đàn ông (dân) làng chài. Những bước đi và tấm lưng của hắn đã nói lên điều đó.

Cảnh lão hành hạ người vợ và vẻ nhẫn nại, cam chịu của người vợ gây ấn tượng sửng sốt cho Phùng. Thông thường, chuyện đánh đập như thế này là bột phát, thường diễn ra ngay tại chỗ; đằng này, lão dẫn vợ lên bờ, chọn chỗ kín đáo sau chiếc xe rà phá mìn bỏ lại để đánh vợ: "Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chàn. Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ một nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ! ". Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chông trả, cũng không tìm cách chạy trôn". Đánh xong, lão thản nhiên trở về thuyền. "Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ di về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng". Tấm lưng vạm vỡ và bước chân đi vững chài của hắn lại được người kể chuyện chú ý. Lần này, người kể chuyện so sánh hắn với con gấu. Trong con người này, có hai mặt trái ngược nhau cùng tồn tại. Cái bản năng hoang dã đem lại đau khổ cho người vợ nhưng sức vóc vững chãi của hắn lại có thể chở che cho cả gia đình. Dáng vẻ người đàn bà chạy theo hắn lên thuyền thật đặc tả "bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền". Chuyện đánh đập vợ như cơm bữa ấy tạo nên tấn bi kịch căng thẳng trong gia đình. Đến nỗi thằng bé Phác (rất có thể tên nhân vật có nghĩa ẩn dụ: Phác ở đây là chất phác, phác thực cũng như Phùng. Có nghĩa là gặp) sẵn sàng đánh bố để cứu mẹ. Người mẹ cho biết "vì sợ thằng bé có thể làm điều gì dại dột đốỉ với bố nó, mụ đã phải gửi nó lên rừng nhờ bố mình nuôi đã nửa năm nay. Ở với ông ngoại, thằng bé sướng hơn ở trên thuyền với bố mẹ. Những hễ rời ra là nó trôn về. Thằng bé tuyên bô' với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh". Cậu còn nhỏ, chưa hiểu hết cuộc sông phức tạp với những mạch ngầm nên phản ứng như thế không có gì khó hiểu. Đây cũng là một bi kịch nữa của cuộc sông. Đứa con trai căm thù bố vì bố đã hành hạ mẹ nhưng chính mẹ lại không muôn đứa con giải thoát cho mình.

Nhìn chung, các nhân vật đều nói lên một nghịch lí trớ trêu trong cuộc sống. Gã chồng vũ phu vẫn đánh vợ khi thấy khổ nhưng rồi họ vẫn chung sống với nhau, vẫn sinh với nhau một lũ con; người vợ vẫn câm lặng hằng ngày, chấp nhận những trận đòn mà không kêu ca, không bỏ trốn. Nghịch lí như thế rất khó giải thích nếu ta có cái nhìn cuộc sống hời hợt.

Câu chuyện được khám phá đã ám ảnh người kể chuyện - nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Kết luận là một thông điệp nghệ thuật rất sâu sắc, đầy tính triết lí. Mỗi lần ngắm bức ảnh về chiếc thuyền ngoài xa, anh lại như mường tượng thấy người đàn bà thân phận rất trớ trêu: "Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bây giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thây người đàn bà ấy đang hước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông...".

Leave a Reply