Phân tích tiếng đàn ghi ta của Lorca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" của tác giả Thanh Thảo

Vang vọng đâu đây một tiếng đàn. Là khúc đồng điệu của Bá Nha - Tử Kì thời trước? Là âm thanh xé lòng của người thiếu phụ bến Tầm Dương? Hay là tiếng nức nở đoạn trường của nàng Kiều? Không! đó là tiếng ghita của một người nghệ sĩ đã kiên trì đấu tranh trên con đường nghệ thuật của mình. Đó là tiếng đàn được Thanh Thảo điệu về để cùng tri âm qua bài thơ "Đàn ghita của Lorca"

Cái tên Lorca đã đi vào ngôi nhà huyền thoại của nghệ thuật. Nhưng cái tên Lorca còn mãi là nỗi đau, nỗi ám ảnh với đất nước Tây Ban Nha.

Tây Ban Nha một thời dữ dội. Tây Ban Nha một thuở kinh hoàng.

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

...Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Những tiếng đàn bọt nước

Sắc đỏ của những đấu sĩ bò tót, của nền văn hoá Tây Ban Nha nay sao đau thươgn đến lạ lùng. Hiện thực thời đó đc mở ra với sự trang đấu dữ dội. Lorca là một chiến sĩ trong bầu không khí đó, người chiến sĩ chiến đấu cho tự do cho nghệ thuật. Nhưng dường hư trên con đường đó chàng hoàn toàn cô độc. Cái bóng của một người anh hùng dù lớn lao vẫn không thể che chở cho cả một dân tộc. Hình ảnh Lorca hiện lên trên con đường vô định như một trò đùa của định mệnh, trở thành nỗi đau cho nhân thế

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Dường như vang vọng lên một cung đàn da diết. Người chiến sĩ hát ca nhưng không có tri kỉ. Thế giới nghệ thuật bao la mà một con tim thì quá nhỏ bé. Lorca đã mệt mỏi rồi. Chàng vẫn luôn bơ vơ. Vầng trăng chếnh choáng như say cùng nỗi lòng con người ấy. Trăng như hư như ảo. Con người nâng chén cùng trăng.

Có lẽ sẽ không quá khi nói rằng cây đàn đã hoà lầm một với Lorca. Linh hồn chàng dã kí thác vào đó. Đàn lên tiếng hay chính người chiến sĩ đang bộc lộ cõi lòng. Lorca đã nhập thân mình vào tiếng đàn ghita

tiếng ghita nâu

.... ròng ròng máu chảy

Từ âm thanh tiếng đàn đã mang hình hài mang màu sắc và mang cả một sinh mệnh. Dường như tiếng đàn đang gánh chịu nỗi đau của người nghệ sĩ. Từ buổi ban đầu nó đẹp là vậy chan chứa hi vọng là vậy, nhưng bỗng kinh hoàng cái đẹp bị vùi dập bị tân công bị huỷ diệt. Họng súng tàn bảo của bọn phát xít chĩa vào lorca, vào nghệ thuật. Ta bần thần nhớ lại đôi câu thơ của Nguyễn Du

son phấn hữu thần liên tử hậu

văn chương vô mệnh luỵ phần dư

Liệu dây có phải sứ mệnh bi ai của nghệ thuật đích thực muôn đời? Thanh Thảo đã điêp lại một loạt cụm tù tiếng ghita. Tưởng như nó vẫn đang hiên ngang bất khuất trước quân thù, nó không chịu im lặng mà vẫn cất tiếng hát bài ca tranh đấu của mình. Nhưng dù kiên cường đên đâu thì nỗi đau vẫn hiện hình trên trang viết

tiếng ghita ròng ròng máu chảy

Bi kịch của nghệ thuật là đấy. Một ai đó đã từng nói" tôi khóc cho những chân trời không có người bay và khóc cho những người bay không có chân trời". Khi không có chân trời người nghệ sĩ trở nên lạc lõng. Và Lorca đã chết khi sự nghiệp còn đang dang dở. Tiếng đàn đứt dây khi vẫn đnag ngân nga.

ơi ghita

trái tim người tử thương

dưới năm đầu kiếm sắc

Nhưng nghệ thuật liệu có bị tiêu diệt?

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Đã là cỏ thì sức sống trở thành bất diệt. Cỏ hoang dại cỏ nguyên sơ nhưng cỏ lâu bền. Không ai chôn và cũng không ai có thể chôn được nó. Nghệ thuật kết tinểttong quy luật kì diệu của đất trời. Cái đẹp không bao giờ chịu khuất phục. Cái thiện Không bao giừo có thể bị vấy bẩn.

giọt nước mắt vâng trăng

long lanh trong đáy giếng

Vọng về từ miền xa xôi cai chết bi thương của chàng nghệ sĩ thuở ấy. Phải chăng giọt máu đã hoá thành giọt châu, kết thành giọt ngọc để mà lấp lánh giữa đời? Thanh Thảo đã thực sự tri âm cùng Lorca mà thăng hoa viết lên những vần thơ đẹp đến vậy. Vầng trăng chếnh choáng xa xăm dõi theo chàng thi sĩ thuở nào nay lại trở về. Nhưng nó không còn nỗi buồn mơ hồ mênh mang vời vợi. Trăng đón Lorca vào vòng tay êm dịu của mình mà gửi theo tiếng đàn cùng hồn chàng đến muôn đời sau. Vầng trăng long lanh đã soi tỏ cho một con người. Là trăng hay là đời đang khóc than cho con ngừoi ấy?

Vang vọng đâu đây một tiếng đàn

Và từ đây Lorca được giải thoát khỏi cõi trần bụi bẩn. Chàng trở về với dòng chảy ngọt ngào của nghệ thuật đã sinh ra mình. Chàng chung tình và sống trọn linh hồn với tiếng đàn

đường chỉ tay dã đứt

...trên chiếc ghita màu bạc

Vậy là Thanh Thảo đã làm trọn thao lời di chúc của Lorca"khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Cây đàn màu bạc dường như là hoá thân của những tiếng đàn nâu tiếng đàn xanh tiếng đàn ròng ròng máu chảy...Khi niềm tin và hi vọng hoà cùng nỗi đau, sự bi oán đã được để lại với trần gian, Lorca chỉ đem theo mình sự tinh khiết trong sạch chân thật nhất. Nơi chàng bơi sang bọn phatxit lũ giết người không thể nào chạm tay đến. Chàng tiếp tục say sưa với bài ca của mình. Bơi sang sông, lorca đã đi vào cõi bất tử

chàng ném lá bùa cô gáiDigan

...bất chợt

lorca đã tạ từ cuộc đời không co chỗ cho chàng. Chàng chủ động vĩnh biệt một số phận, vĩnh biệt một tình yêu. Chàng sẵn sàng đón nhân cái chết. Hanh động ném là một nỗi đau nhưng cũng là cả một vẻ kiêu hùng. ĐÃ không còn niềm tin vào định mẹnhkhông còn cần đến sự cứu rỗi lorca chân xác hiến dâng mnhf vào cõi vô hình. Và chàng trở về với ngôi nhà của những linh hồn bất tử.Giây phút gục xuống ấy cũng là lúc nhân cách chàng được khẳng định cao hơn bao giờ hết. lorca đã trở thành một người nghệ sĩ anh hùng bi tráng.

khoảnh khắc đau thương đó ta nhớ tới nghệ thuât của chàng

những tiếng đàn bọt nước

tiếng đàn bọt nước vỡ tan

Là bọt nước nghĩa là mong manh tinh khiết nhưng cũng là phù du. Nếu không biểt trân trọng nó sẽ vỡ oà tan biến. Hiểu được như vậy càng xót xa thay cho đất nươc Tây Ban Nha, cường quyền bạo lực đã làm tan nát cái đẹp muôn đời.

Khép lại trang thơ có cảm giác mơ hồ như lorca đang ở rất gần nhưng lại rất xa, như níu kéo một cái gì đó của giấc mơ dang dở. Mọtt màu đỏ chói loà tương phản với màu xanh sự sống. Một vâng trăng chếng choáng đã hoá mình thành vầng trăng long lanh. Thanh Thảo đưa ta vào bức tranh đối chọi đó để ta tự tìm cho mình con đường đích thực đến với cái đẹp với tình yêu. Chỉ khi biết đấu tranh và vượt lên chiến thắng cái ác mới có thể chạm tay vào nghệ thuật đích thực.

Bao trọn toàn bài thơ là âm thanh tiếng đàn lilalilalila. Thi phẩm đã thăng hoa thành nhạc phẩm. Âm thanh đó đưa ta về một miền kí ức, cứ miên man mà dắm mình vào thế giới như thực như mộng. Cơ hồ một cõi mênh mang vô tận đc mở ra. Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là tiếng đàn. toàn bài thơ trở thành một bản đàn. Phải chanưg Lorca đang tranh đấu cho tự do và Thnah Thảo cũng đang tranh đấu cho sự bất tử của chàng. Tiếng đàn hoà thành một khúc hồi âm và dư âm. Cuộc sống Lorca dừng nhưng sự sống thì còn mãi theo tiếng đàn lila.

Viết nên bài thơ này Thanh thảo đã cất tiếng nói đồng điệu cìng người nghệ sĩ của đất nước Tây Ban Nha. Giống như sự thấu hiểu của Nguyễn Du với nàg Tiểu tHanh, như lời đám trả của Tố Hữu với Nguyễn, Thanh THảo cũng đã vượt không gian và thời gianđể kết nối hai tâm hồn. Họ không còn khân biệt màu da phân biệt dân tộc phân biêt thời đại, họ đến với nhau chỉ giản đơn bởi họ cùng đam mê ánh sáng diệu kì của nghệ thuật chân chính, bởi họ cùng hiến dâng linh hồn mình cho những vần thơ. Người đọc đên svới tác phẩm hiểu một hồn thanh thảo và cũng hiểu cả lorca. khi đã được hoá giải tâm, đã không còn cô đọc, tiếng đàn liệu có còn van vỉ hay không?

Bài thơ của thanh thảo mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực tượng trưng. các dòng thơ đc liên kết theo lối tự do tuỳ tiện. các hình nảh thơ đc biến đổi so sánh một cách phi logic. Chính sự mới lạ đó đa thôi thúc ta dấn sâu vào thế giới bài thơ. dù vẫn biết nghệ thuật là vô bờ nhưng vẫn mong một ngày nào đó chạm tay đc vào sự toàn bích, vươn đc đên tận cùng của cái đẹp.vẫn mong khám phá đc hết chièu sâu cái ngẫu hứng vô thức đầy lôi cuốn trong tâm hồn con người.

"khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". hãy cho tôi đc sống mãi với nghệ thuật. hãy để nghệ thuâạ của tôi không án ngữ bước đi cảu thế hệ sau. hãy cho tôi mang theo bóng hình đất nươc trong cây đàn ấy. ơi lorca chàng nghệ sĩ vĩ đại của nhân loại muôn đời.

Leave a Reply