Phân tích tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn "Vợ nhặt"

DÀN Ý

A. Mở bài:

-Có nhiều truyện ngắn sự sáng tạo hình huống đóng vai trò then chốt. Đặt vào tình huống ấy nhân vật thường bộc lộ sâu sắc tính cách tâm lí tư tưởng nghệ thuật của thiên truyện vì thế mà đậm đà. Các chi tiết xoay quanh tình huống trở nên hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Vợ nhặt là một tác phẩm như thế.

-Bằng tấm lòng và bản lĩnh nghệ thuật Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện độc đáo để từ đó biểu hiện giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Phân tích tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn Vợ nhặt

B. Thân bài:

1. Tình huống bắt đầu từ một câu chuyện một hoàn cảnh khác thường:

a. Một hoàn cảnh khác thường: Nạn đói năm 1945 làm nền cho tác phẩm đây là sự lựa chọn chính xác để từ đó phát hiện ra vẻ đẹp của con người. Trong lịch sử dân tộc ít có nạn đói nào khủng khiếp đến thế.

-Nó đã cướp đi sinh mạng hơn hai triệu đồng bào ta. Không phải ngẫu nhiên mà vợ nhặt mở đầu bằng một không gian u ám, chết chóc, khung cảnh trời chiều đói khát là cái nền triển khai mạch truyện.

-Cái đói in hằn trong không gian đó là tiếng âm thanh của những con quạ gào thê thiết, người chết như nhả rạ. Đêm tân hôn của hai vợ chồng vẫn vang lên tiếng khóc hờn tỉ tê của những người sống dành cho người chết.

-Cái đói hiện hình từng khuôn mặt hốc hác từng người, từng dáng điệu người bao nhiêu đoàn người từ Nam Định, Thái Bình... kéo lên vờ mong vớ được cái gì đó để ăn. Nhưng rất nhiều người đã bị bỏ mạng giữa đường. Ở xóm ngụ cư những bóng người đi lại dật dờ như những bóng ma.

b. Một câu chuyện khác thường:

-Tràng là dân ngụ cư nghèo khổ xấu xí gàn dở vô gia cư. Trong điều kiện bình thường Tràng khó mà lấy được vợ nhưng Tràng lại lấy được vợ rất nhanh ngay cả Tràng cũng không hiểu vì sao chỉ có 4 bát bánh đúc và 1 câu nói đùa mà lại lấy được vợ.

-Họ lấy nhau không phải vì tình yêu. Tràng lấy vợ vì liều còn người phụ nữ lấy Tràng để tiếp tục sống trong khi không biết gì về hoàn cảnh sống nguồn gốc của anh ta. Lẽ ra dù nghèo đói cũng phải có chút hồi môn, lễ vật và kẻ đưa người đón đằng này người đàn bà chỉ có một chiếc nón rách và một cái thúng mà Tràng mua cho mà thôi.

-Lấy vợ là 1 việc thiêng liêng trọng đại vậy mà khi đói nó đã trở thành Nhặt tức là lượm một cách vu vơ không đáng giá cái thiêng liêng đã trở thành rẻ rúng. Đây không phải là 1 cách nói gây cười mà nó chứa đựng bao nước mắt, nỗi đau, cái đói đã đưa 2 kẻ liều đến với nhau.

-Chuyện Tràng có vợ năm đói khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Những đứa trẻ con ủ rũ vì đói cũng gào lên trêu chọc. Những khuôn mặt hốc hác u tối cũng sáng lên trong giây lát. Và bà cụ Tứ, mẹ Tràng cũng tâm trạng như vậy( ngạc nhiên, lo lắng tủi hổ, thương con...)

>>>Như vậy chuyện Tràng có vợ là chuyện do cái đói xô đẩy nhưng Kim Lân không triển khai mạch truyện theo sự điêu đứng khắc khổ của con người mà tạo ra 1 lối rẽ khác là tập trung miêu tả sự vươn lên của con người trong cái đói họ đùm bọc nhau để chống lại lưỡi hái của tử thần, chính lối rẽ ấy đã tạo lên cái chiều sâu nhân đạo .Trong cái khốn khổ con người vẫn không bị đè bẹp mà vẫn vươn lên, cùng niềm hạnh phúc. Điểm xuất phát của vợ chồng Tràng không phải vì tình yêu mà là tình người tha thiết.

2. Sự cưu mang và hơi ấm tình người:

a. Cái đói không thể tiêu diệt niềm hạnh phúc:

-Với Tràng khi có vợ thấy mọi thứ đều lạ lẫm và mới mẻ, thấy yêu cái gia đình bé nhỏ và xác định được trách nhiệm là một người đàn ông trong gia đình.

- Với mẹ Tràng: cũng thấy vui sướng, mừng vì con mình đã có vợ. Hơn nữa còn là tâm trạng lo lắng cho các con.

>>>Như vậy tình thương giữa con người, giữa những người nghèo khổ đã giúp họ đứng vững trong hoàn cảnh nhục nhã và trái tim người mẹ là điểm tựa cho vợ chồng Tràng hi vọng vào ngày mai tươi sáng hơn.

b. Băn khoăn lo lắng và hi vọng vào tương lai:\

Sự cưu mang và hơi ấm tình người

-Tràng:

+Xuất hiện trong suy nghĩ của mình là những đứa con.

+Mọi người trong gia đình dọn nhà cửa hi vọng vào 1 ngày mai tốt đẹp.

-Mẹ Tràng:

+Bà cụ Tứ toàn nói chuyện vui và sự sung sướng của tương lai (mua vài con gà....)

-Tuy nhiên những câu chuyện vui ấy không xua được cái đói sự đạm bạc nghèo nàn của bữa cơm đón con dâu về nhà chồng. Mặc dù bà cụ Tứ tìm cách gọi nó là chè khoán, xong ai cũng thấy nghẹn ứ trong cổ họng. Cái đói vẫn không buông tha buộc họ phải trở về với thực tại.

-Kim Lân đã cài vào cuối truyện 1 chi tiết rất độc đáo và có nhiều ý nghĩa đó là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong suy nghĩ của Tràng phải chăng dự báo 1 tương lai tốt đẹp hơn đến với gia đình và Tràng và tất cả những người khác.

3. Ý nghĩa tư tưởng của truyện:

-Tình huống truyện đã làm nổi bật 2 ý nghĩa:

+Tố cáo tội ác của phát xít Nhật, thực dân Pháp và bọn bè lũ tay sai chúng đã đẩy nhân dân rơi vào nạn đói khủng khiếp làm cho giá trị con người coi không hơn những rơm rác nơi đầu đường xó chợ.

+Tác phẩm thể hiện niềm tin và khát vọng bản chất của người dân lao động dù ở bất kì hoàn cảnh nào thậm chí đói khát đến mức cận kề cái chết họ vẫn khát khao hạnh phúc, khao khát cái tổ ấm gia đình, vẫn cưu mang nhau và không bao giờ cạn kiệt niềm tin vào tương lai đó là giá trị nhân bản của tác phẩm.

C. Kết bài: 

-Có thể nói tác phẩm vợ nhặt là tác phẩm rất thành công của nhà văn Kim Lân.

-Bằng sự quan sát tinh tế, diễn tả sâu sắc hoàn cảnh và tâm trạng của những người dân lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 với tình huống truyện rất độc đáo, tình huống dở khóc dở cười, đọng lại cho mỗi người bao niềm xót thương. Đã đưa nhà văn trở thành một trong những nhà văn viết về người nông dân đặc sắc nhất.

Leave a Reply