Phân tích tình người và tính cách của con người Việt Bắc qua đoạn thơ: "Ta về mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

DÀN Ý

Đoạn thơ trên là một bức tranh tứ bình mà nhà thơ Tố Hữu đã vẽ lên trước mắt người đọc không chỉ là một bức tranh đẹp miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc mà còn là những dòng thơ nói về tình người và tính cách của con người Việt Bắc. Ở hai câu đầu tiên 

"Ta về, mình có nhớ ta 

Ta về ta nhớ những hoa cùng người"

Cảnh đẹp thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc

-> Chỉ sự thủy chung, nỗi nhớ của người Việt Bắc với những chiến sĩ từng một thời chiến đấu nơi đây, nay lại phải trở về miền xuôi

" Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng."

-> Hình ảnh một dáng người đứng trên ngọn đồi cao như muốn thống lĩnh cả núi rừng, dáng người cao, bất khuất như chính tinh thần của người dân Việt Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói riêng, ánh sáng chiếu rọi từ chiếc dao gài nơi thắt lưng càng làm cho tinh thần ấy bừng sáng.

" Ngày xuân mơ nở trắng rừng 

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang "

-> Ngoài bất khuất kiên cường con người nơi đây cũng khéo léo uyển chuyển với những ngành nghề thủ công truyền thống, đây là đức tính kiên trì, tỉ mỉ, khéo léo của người Việt Bắc

"Ve kêu rừng phách đổ vàng 

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình 

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."

- > Và cuối cùng hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên thật đẹp họ như hòa vào với thiên nhiên với núi rừng, và đặc biệt là tinh thần lạc quan dù trong chiến tranh gian lao khó nhọc nhưng họ vẫn cất cao tiếng hát trong đêm trăng mùa thu.

Leave a Reply