Phân tích vấn đề “Đôi mắt” được nhà văn Nam Cao đặt ra trong truyện ngắn cùng tên của ông. Nêu ý nghĩa của vấn đề đó đốì với sáng tác văn chương thời kì tác phẩm ra đời và hiện nay

I. Mở bài

- Đôi mắt là tác phẩm thành công nhất của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám và cũng là một trong những tác phẩm xuất xắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai.

- Đôi mắt được Nam Cao viết năm 1948, trước ngày nhà vãn hi sinh hơn hai năm. Ban đầu, Nam Cao đặt tên tác phẩm là Tiên sư thằng Tào Tháo, nhưng sau lựa chọn, thấy nên đặt một tựa đề ngắn gọn, nêu bật được ý nghĩa vấn đề của tác phẩm, nên đổi lại là Đôi mắt.

- Đúng như tựa đề của truyện ngắn, Đôi mắt đặt vấn đề cách nhìn, vấn đề quan điểm, lập trường của người cầm bút. Vấn đề ấy ở những năm đầu của cuộc khảng chiến chống Pháp từng là nỗi bức xúc của cả giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Và, ngày nay, dù hoàn cảnh đã có nhiều thay đổi, vấn đề còn mang ý nghĩa hết sức sâu sắc.

Đôi mắt được Nam Cao viết năm 1948

II. Thân bài

1. Phân tích vấn đề “đôi mắt” được đặt ra trong tác phẩm

Kể lại vắn tắt cốt truyện Đôi mắt: Câu chuyện xoay quanh cuộc viếng thăm của Độ, một nhà văn kháng chiến, ở nhà Hoàng, một nhà văn thuộc lớp đàn anh, tản cư từ Hà Nội về vùng quê. Độ đến thăm nhằm mục đích vận động Hoàng cộng tác với những người văn nghệ sĩ kháng chiến. Thế nhưng, trong thời gian một ngày đêm ở với Hoàng, Độ thấy anh ta không thể cộng tác được vì cách nhìn đời, nhìn người từ một phía, lệch lạc và nhất là Hoàng không đứng vào hàng ngũ những người đang kháng chiến. Vì thế, Độ đành lảng chuyện, không nói ra ý định của mình nữa.

1. 1. “Đôi mắt” là vấn đề gì?

- Đôi mắt là cách nhìn, quan điểm của con người về cuộc đời, về thế giới, con người. Truyện ngắn Đôi mắt đặt vấn đề cách nhìn, quan điểm của trí thức vãn nghệ sĩ đối với nhân dân, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, ở Đôi mắt, còn là vấn đề lập trường, tức chỗ đứng của đội ngũ ấy đối với những vấn đề trên.

Những năm đầu của cuộc kháng chiến lần thứ hai, vấn đề “đôi mắt” đặt ra khá bức xúc với văn nghệ sĩ, vì số đông họ là những tri thức cũ, khi cách mạng bùng lên và cuộc kháng chiến nổ ra, đòi hỏi cái nhìn có chỗ phải thay đổi. Thời đó gọi là “nhận đường” và có người xem đây là cuộc “lột xác” về tư tưởng, tình cảm.

- Trước Cách mạng tháng Tám, vấn đề “đôi mắt” đã được Nam Cao đặt ra trong tác phẩm của mình. Có lần, nhà văn từng phát biểu: Đối với những người ở chung quanh ta, nếu ta không cố tình mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..., toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ thấy họ là những người đáng thương... Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau ích kỉ che lấp mất (truyện ngắn Lão Hạc). Với cách nhìn như thế, Nam Cao đã phát hiện bản chất tốt đẹp, khát vọng mãnh liệt của người nông dân ngay cả khi họ bị tha hóa, mất cả nhân hình lẫn nhân tính.

1. 2. “Đôi mắt” là vấn đề cách nhìn, là quan điểm:

- Cũng là cách nhìn, là quan điểm của trí thức văn nghệ sĩ với cuộc đời, với con người, nhưng trong hoàn cảnh mới, Nam Cao đặt ra ở bình diện khác.

- Trước hết là với những người nông dân. Nếu ngày trước, Nam Cao mới chỉ thấy bản chất tốt đẹp, cái phần “lương thiện” bị che lấp, vùi đạp ở họ thì ngày nay, nhà văn còn nhìn thấy những điều mới mẻ khác, ông cho đó là một “bí mật với chúng ta”. Trước đây, dù yêu thương, nhưng nhà văn, qua nhân vật Độ, thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương... Đàn ông, giá có bị anh lính lệ ghẹo vợ trước mặt cũng chỉ dám đứng im thin thít mà đi, đi một quãng thật xa rồi mới dám lẩm bẩm chửi thầm vài tiếng, còn bao nhiêu ghen tức đành là đem về nhà trút vào má vợ. Bởi vậy, người trí thức thấy họ đáng thương, nhưng gần gũi nhiều lại thấy càng thấy thất vọng và cho rằng đa số nước mình là nông dân, mà nông dân nước mình thì vạn kiếp nữa cũng chưa làm cách mạng. Cái thời Lê Lợi, Quang Trung có lẽ đã chết hẳn rồi, chẳng bao giờ trở lại. Song đến hồi Tổng khởi nghĩa thì tôi đã ngã ngửa người. Té ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng, mà làm hăng hái lắm. Thời cuộc đã làm cho người ta thay đổi cách nhìn, thay đổi “đôi mắt”.

- Trái lại với nhân vật Độ, nhà văn Hoàng, dù hoàn cảnh đã thay đổi, nhưng khi nhìn người nhà quê vẫn chỉ ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện. Độ ngạc nhiên về sức mạnh của quần chúng nông dân bao nhiêu thì Hoàng càng thấy không chịu được. Vì thế, với thời cuộc, anh ta bi lắm, quan sát kĩ thì rất nản.

- Ớ đây, có sự khác nhau căn bản về cách nhìn. Độ biết vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm. Những người ấy, bây giờ tham gia kháng chiến, không hề bận tâm đến vợ con nhà cửa như thường lệ nữa. Còn Hoàng, dù gần họ, nhưng anh chỉ mới thấy những mặt đáng chê trách, hoặc không thèm nhìn thấy những tích cực của họ. Nói cách khác, đôi mắt anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn” nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ thật "đẹp đẽ bên trong. Vì thế, vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chủ càng thêm chua chát và chán nản.

1. 3. “Đôi mắt” là vấn đề lập trường

- “Đôi mắt” tuy là vấn đề quan điểm, cách nhìn, nhưng cốt lõi chính là vấn đề lập trường. Bởi lí do đơn giản là lập trường, chỗ đứng, luôn quyết định cách nhìn.

- Hoàng sở dĩ có cái nhìn lệch lạc, phiến diện về người nồng dân, lực lượng nòng cốt đang thực hiện sự nghiệp kháng chiến, cứu nước, bởi anh ta không thấy được bản chất yêu nước, cách mạng của họ. Hoàng có thể ghét giặc Pháp, cũng muốn nước nhà được độc lập tự do nhưng anh không tin tưởng vào quần chúng nhân dân, không xem cuộc kháng chiến mà nhân dân ta đang tiến hành là của mình. Anh ta đã đứng ngoài cuộc chỉ để cười nhạo, dè bỉu, soi mói.

- Không thể nói Độ chỉ nhìn thấy mặt đẹp, anh hùng ở người nông dân. Nhưng quan trọng hơn là Độ đứng về phía họ. Anh thấy công việc của những người mà Hoàng cho là có nhiều cái ngố không chịu được chẳng hề nhặng xị, nhố nhãng như vợ chồng văn sĩ đàn anh đã nhận xét. Trái lại, đó là những công việc có nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong, công việc của chính mình. Lập trường của Độ là lập trường cách mạng, lập trường kháng chiến, hăng hái tham gia cách mạng. Vì thế, anh sẵn sàng làm anh tuyên truyền nhãi nhép, tức là sẵn sàng làm bất cứ việc gì có ích cho kháng chiến. Còn lập trường của Hoàng là lập trường của những trí thức trưởng giả, quyền lợi gắn bó chặt chẽ với chế độ. Từ đó, Hoàng không nhìn thấy những gì mà số đông đang thấy, không tin những gì mọi người đang tin.

1. 4. “Đôi mắt” còn là vấn đề tình cảm, nhân cách

Tuy không trực tiếp đặt ra và cũng không là vấn đề chính của tác phẩm, nhưng bản thân hình tượng nhgệ thuật đã nói lên vấn đề đó hết sức thuyết phục.

- Độ là nhà văn trước đấy, theo lời Hoàng là đã sống ở nhà quê nhiều. Người dân quê trước Cách mạng nghèo đói, dốt nát, nheo nhếch, Độ hiểu sâu sắc và anh thấy rất đáng thương. Cũng vẫn những con người ấy, khi làm cách mạng hăng hái lắm. Độ là nhà văn kháng chiến, anh đi theo họ, gặp họ nhiều, điều ấy càng khiến anh ngạc nhiên (tôi đã ngã ngửa người). Bởi vậy, ban đầu nói chuyện với Hoàng, Độ còn hào hứng. Khi vợ chồng Hoàng thi nhau kể tội người nhà quê, anh tìm cách thanh minh: Tôi cho anh biết người nhà quê mình có tục kiêng... Rồi anh cắt nghĩa cho Hoàng hiểu: lúc này họ cần để ý đến những người lạ mặt tới làng. Tôi chắc mấy người nấp nom tôi là mấy người có trách nhiệm trong uỷ ban hay mấy anh tự vệ... Nhưng đến khi nỗi khinh bỉ đối với người nhà quê của Hoàng phì cả ra ngoài, theo cái bĩu môi dài thườn thượt, mũi nhãn lại như ngửi thấy mùi xác thôi, khiến chị Hoàng cười rú lên thì Độ cũng cười, nhưng có lẽ cái cười không được tươi cho lắm. Đấy là anh cười gượng, cười mà lòng xót xa. Tới lúc thất vọng, đành giữ kín trong lòng điều định nói với Hoàng, trong khi vợ chồng họ vẫn hào hứng dè bỉu người nông dân, thì Độ muốn lảng chuyện để chấm dứt màn trình diễn sượng sùng đó. Ngay cả khi họ đã dẫn sang chuyện khác (bình phẩm Tam quốc diễn nghĩa), Độ cũng còn hào hứng, đành trả lời cho qua chuyện, có nghĩa là trong thâm tâm anh đã chán ngấy, muốn quên họ đi. Không có một tình thương sâu sắc với người nông dân, với con người, nhà văn Độ không thể có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn đến thế.

- Cái nhìn một phía của Hoàng bắt nguồn từ lập trường, nhưng cũng là cái nhìn của một nhân cách, một lối sống ích kỉ, kém cỏi. Năm xảy ra cái đói khủng khiếp mà sau này con cháu còn kể lại cho nhau nghe để rùng mình, Hoàng vẫn sông phong lưu, con chó vẫn có mỗi ngày vài lạng thịt bò, trong khi bạn bè, đồng nghiệp chỉ còn một dúm xương và rất nhiều bản thảo không biết bán cho ai. Được như thế vì Hoàng là một nhà vãn, đồng thời cũng là tay chợ đen tài tình. Đã thế, Hoàng còn là người có cái tật “đá bạn” do tính đố kị với ai nổi hơn mình. Khi kháng chiến bùng nổ, gia đình Hoàng tản cư về một nơi xa Hà Nội hàng trăm cây số, nhưng vẫn sông chẳng kém gì ngày trước: ăn uống no đủ, sinh hoạt trưởng giả, không phải làm bất cứ việc gì. Nỗi lo duy nhất của gia đình Hoàng là tiền, hàng đem đi tản cư khéo lo thì ăn được một năm, đến lúc hết tất nhiên là phải khổ. Nghĩa là, sau trước Hoàng chưa hề quan tâm đến ai. Anh có thể có tài, nhưng đấy là tài chửi đổng. Những người cùng khổ, bây giờ hăng hái việc nước, có dịp là Hoàng mỉa mai, khinh bỉ, tuôn ra bao lời độc địa. Cái nhìn thiên kiến từ một cái tâm không trong sáng đã kéo Hoàng ngày một đi xa, tách biệt với tất cả mọi người.

Đôi mắt là đỉnh cao mới của sự nghiệp Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám

2. Ý nghĩa của vấn đề “đôi mắt” đối với sáng tác văn chương

2. 1. Vào thời điểm Nam Cao viết Đôi mắt

- Nam Cao viết Đôi mắt vào những năm đầu của cuộc kháng chiến. Khi đó, đại bộ phận văn nghệ Việt Nam đã tham gia kháng chiến. Tuy nhiên, trong số đó vẫn còn rơi rớt những cái nhìn, quan niệm nghệ thuật cũ. Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc năm 1948, Đảng ta đã đưa ra báo chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam nhằm xác định lập trường văn hóa mácxít của văn nghệ sĩ. Nhiều nhà vãn, nhà thơ khi đó đã có bài viết thể hiện nhận thức mới của mình. Song, không phải tất cả mọi điều đều suôn sẻ và nhất là từ nhận thức đến hành động, từ tư tưởng đến sáng tạo nghệ thuật luôn có một khoảng cách.

- Với Đôi mắt, Nam Cao thể hiện vấn đề quan điểm, lập trường của văn nghệ sĩ đối với quần chúng nhân dân và cuộc kháng chiến chống Pháp một cách sáng tỏ sinh động và giàu sức thuyết phục. Vì thế, nhà văn Tô Hoài từng nhận xét, Đôi mắt là một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn thời ấy.

2. 2. Ý nghĩa vấn đề “đôi mắt” đối với việc sáng tác văn chương ngày nay

- Không riêng gì trong hoàn cảnh chiến tranh, mà bất cứ thời nào, “đôi mắt” cũng có ý nghĩa sống còn đốì với người cầm bút. Văn nghệ sĩ nếu chỉ nhìn một phía tất nhiên thiên lệch và càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.

- Một nhà văn nếu không đi cùng nhân dân, hòa chung cuộc sống của dân tộc, thì không thể sáng tạo nên những tác phẩm có ích cho đời dù ấy có tài bao nhiêu châng nữa.

- Không chỉ tích luỹ về vốn sống, rèn giũa về quan điểm, lập trường, văn nghệ sĩ còn là những người có nhân cách, sống giàu tình nhân đạo. Có như vậy, người nghệ sĩ mới thực sự thông cảm với những người cùng khổ, tác phẩm mới trở thành lời ca, tiếng hát, điệu buồn của họ và để chính họ thấy cần thiết, yêu mến người nghệ sĩ.

III. Kết luận

- Đôi mắt là đỉnh cao mới của sự nghiệp Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám. Một thời gian không dài, chỉ ba năm sau ngày tham gia cách mạng và kháng chiến, nhà văn đã kịp sáng tác nên một tác phẩm xuất xắc, trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của một lớp nhà văn Việt Nam giàu tài năng thời ấy.

- Vấn đề Nam Cao đặt ra trong Đôi mắt không chỉ có ý nghĩa thiết thân đối với thực tiễn sáng tác văn chương những nãm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp mà ngày nay vẫn còn là vấn đề thời sự đối với tất cả những ai muốn trở thành người nghệ sĩ chân chính của nhân dân, đất nước.

Leave a Reply