Phân tích vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của Phan bội Châu trong Xuất dương lưu biệt

DÀN Ý

A. Mở bài:

- Tác giả Phan Bội Châu: nhà chí sĩ cách mạng, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn, có nhiều tác phẩm xuất sắc đóng góp cho nền văn học nước nhà.

- Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được viết năm 1905 để từ giã bạn bè, đồng chí trước khi sang Nhật Bản.

- Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của hình tượng nhân vật trữ tình đầy tráng chí.

Phân tích vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của Phan bội Châu

B. Thân bài:

- Khát vọng sống đẹp, sống cao cả:

+ Muốn làm điều phi thường, hiển hách.

+ Người nam nhi ở tư thế chủ động trước số phận bản thân, trước sự biến chuyển của đất trời.

- Ý thức sâu sắc của cá nhân đối với thời cuộc:

+ Khẳng định rõ trách nhiệm của bản thân mình: phải có đóng góp công sức, khẳng định bản thân.

+ Đặt niềm tin tưởng, hi vọng vào thế hệ tương lai.

- Tư tưởng mang tầm thời đại:

+ Gắn vinh nhục cá nhân với vinh nhục dân tộc, thể hiện quan niệm đúng đắn về lẽ sống chết.

+ Phủ định sự lỗi thời của nền học vấn cũ một cách can đảm, sáng suốt, quyết liệt.

- Khát vọng lên đường đầy tráng chí, bay bổng:

+ Niềm khát vọng lên đường lớn lao, mạnh mẽ “mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông”.

+ Tư thế ra đi hiên ngang, hào hùng, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.

- Nhận xét chung về nghệ thuật:

+ Hình ảnh thơ kì vĩ, lãng mạn, bay bổng.

+ Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.

C. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ.

Leave a Reply