Phân tích vẻ đẹp hình tương người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

1. Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây tiến:

- Hình tượng những người lính Tây tiến đc xây dưng bằng một bút pháp lãng mạn với khuynh hướng tô đậm cái phi thường, sử dụng rộng rãi các thủ pháp đối lập để tác động mạnh vào cảm quan người đọc.

- Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây tiến để tạc nên bức tượng đại tập thể khái quát đc gương mặt chung của cả đoàn quân. Tác giả ko hề che giấu những gian khổ, thiếu thốn mà người lính Tây tiến pair chịu (đoàn quân không mọc tóc, áo bào thay chiếu...) với cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng cũng đã thấy họ "ốm mà ko yếu", đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tuỵ của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng. Hình tượng người lính Tây tiến mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thời xưa một đi không trời lại.

Hình ảnh người lính trong Tây Tiến

- Hình tượng người lính Tây tiến còn có thêm vẻ đẹp của chất hào hoa, mơ mông lãng mạn (Đêm mơ HN dáng kiều thơm) Tâm hồn tươi trẻ của những chàng trai Tây tiến bị cuốn hút đầy hấp dẫn bởi cái đẹp, cái hào hoa, mơ mộng tình tứ của cả cảnh vật và con người, của vũ trụ và âm nhạc nơi xứ lạ, phương xa. Có thể nói, bằng ngòi bút lãng mạn của mình, Quang Dũng đã tạo nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây tiến không chỉ bằng những đg` nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện đc cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ, lạc quan, yêu đời của họ.

- Vẻ đẹp của người lính Tây tiến khác hẳn với vẻ đẹp cuả người lính trong Đồng chí của Chính hưu. người lính trong bài đồng chí vốn xuất thân từ nông dân, sinh ra và lớn lên ở những làng quê nghèo đói xơ xác, bằng bút pháp hiện thực, Chính Hữu đã miêu ta một cách trân ftruij những khó khắn, thiếu thốn, gian khổ của họ (Aos anh rách vai quần tôi có vài mãnh vá, miệng cười buốt giá, .....). người lính trong Đòng chí đc tập trung khăc shoaj những điẻm gần gũi giống nhau, cái thống nhất đc nhấn mạnh hơn cái đặc biệt, cái bình dị đc tô đậm hơn cái phi thường.

- Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây tiến còn thể hiện đc tâm hồn đẹp đẽ, giàu lòng lạc quan, yêu đời của những người lính trong thời kháng chiến, dù gian khổ vẫn hướng tới tương lai.

- Những mơ ước của những người lính Tây tiến ko phải là giấc mơ "yêng hùng", một thứ "mộng rớt" như ai đó đã từng phê phán, đó là một nét tâm lí rất thực, là cách cảm, nếp nghĩ của cả 1 lớp người trong 1 thời kì lịchc. Dó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp họ có thể vượt qua những khó khắn nghiệt ngã của hiện tại.

2. Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây tiến:

- Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng ko gây cảm giác bi luỵ đau thương. camr hứng lãng mạn đã khiến ngòi bút của ông nói nhiều tới cái buồn, cái chết như là những chất liệu thẩm mĩ tạo nên cái đẹp mang chất bi hùng.

- Cảm hứng của Quang Dũng mỗi khi chìm vào cái bi thuwong lại đc nâng đỡ = đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ Quốc của những người lính Tây tiến. Cái sự thật bị thảm những người lính Tây tiến gục ngã bên đg` ko có đến cả 1 manh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ lại đc bọc trong những "tấm áo bào" sang trọng. vaf rồi, cái bi thương ấy bị ái hẳn đi trong tiếng gần thét dữ dội của sòng sông Mã.

- Hình tượng người lính Tây tiến (trong đoạn thứ 3) thấm đẫm tinh thần bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng. Nhà thơ đã phản ánh chân thực hiện thực khốc liệt và gương mặt tinh thần của cả 1 lớp người VN trong kháng chiến.

- Cái chết của người lính Tây tiến đã đc Quang Dũng miêu tả thật trang trọng, thể hiện đc sự trân trọng của nhà thơ trước những hi sinh của đồng đội.

Leave a Reply