Phát biểu cảm nghĩ của em vê bài thơ "Mùa thu câu cá" của Nguyễn Khuyến

Gợi ý bài:

"Câu cá mùa thu" vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa có những nét mới, thể hiện những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả.

- Vẻ đẹp cổ điển: Tác giả sử dụng thi đề, thi ảnh, thi bút quen thuộc của thơ cổ.

+ Về thi đề, viết về mùa thu vs cảnh uống ruợu, ngâm vịnh, câu cá,... là đề tài quen thuộc trong thơ ca trung đại Việt Nam.

+ Về thi ảnh, thơ ca trung đại khi nói về mùa thu thường có những hình ảnh ước lệ như thu thiên, thu thuỷ, thu diệp,..Ở "câu cá mùa thu" cũng có những yếu tố này.

Vẻ đẹp cổ điển

+ Về thi bút, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh rất quen thuộc trong nghệ thuật phương Động (câu thơ "cá đâu đớp động dưới chân bèo")

- Những sáng tạo nổi bật của tác giả:

+ Thơ xưa khi viết về mùa thu thường sử dụng những hình ảnh ước lệ như sen tàn, cúc nở, lá ngô đồng rụng, rừng phong lá đỏ,.. Nguyễn Khuyến, khi viết về mùa thu đã sáng tạo trong những công thức, ước lệ đenm đến cho cảnh thu những nét vẽ hiện thực hơn, hình ảnh, từ ngữ đậm đà chất dân tộc. Cũng là "thu thiên" nhưng đó là chiéc ao làng quen thuộc của vùng chiêm trũng nơi miền quê Bình Lục. Cũng là "thu diệp" nhưng là chiếc lá thu rơi mang cả nỗi niềm tâm cảnh.

+ Tiếng Việt trong "Câu cá mùa thu" trong sáng, giản dị nhưng cũng rất tinh tế. Đặc biệt vần "eo" được Nguyễn Khuyến sử dụng rất thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Trong văn cảnh bài "Câu cá mùa thu", vần "eo" góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ dần, phù hợp vs tâm trạng đầy ẩn khúc của cá nhân.

+ Đường nét bức tranh thu nhỏ nhẹ ,tinh tế với sóng gợn lá khẽ đưa, tàng mây lơ lửng

+ Vẻ đẹp hài hoà giản di gần gũi với làng que là bức tranh đẹp nhưng buồn .bức tranh ít sư uyẻn chuyển đọng hầu như vắng tiếng, vắng người, vắng hoat động, thiên nhiên bị khoả lấp con người chìm vào thiên nhiên.màu sắc của nhũng gam màu lạnh tạo nên sự se lạnh hiu hắt buồn ,cái quạnh vắng của bức tranh thu hay sự quạnh quẽ của chủ thể trữ tình

Leave a Reply