Phát biểu cảm nghĩ về bài Bạn đến chơi nhà

Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, độc giả nghĩ ngay đến những bài thơ mộc mạc, bình dị, dễ đi sâu vào lòng người. Ông cũng đã có những bài thơ rất hay nói về tình bạn thân thiết, hài hước. “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ như thế.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Bạn đến chơi nhà

Câu nói mở lời thân mật của một người bạn đã lâu chưa gặp, vừa tha thiết, vừa mừng rỡ, lại có chút trách móc nhẹ nhàng trong từng lời nói. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự thân ái, thoải mái khi gặp lại được người bạn tri kỷ của tác giả. Tuổi già là tuổi người ta cảm thấy cô đơn nên luôn khao khát có người bạn để trò chuyện, giãi bày tâm sự. Chính vì vậy, khi có người bạn tới chơi, nhà thơ vui mừng như một đứa trẻ vậy.

Tiếp theo, tác giả Nguyễn Khuyến dùng biện pháp liệt kê để nói lên sự cố không tiếp đón bạn chu đáo được:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có…”

Cách “tiếp đãi” bạn của nhà thơ không thể trách móc được. Những lý do khiến người đọc bật cười, nhưng cười ra nước mắt. Tuy có sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được khi bạn đến chơi nhà, gia đình của nhà thơ hoàn toàn “không có gì”.

Nhưng nói giảm nói tránh, lại pha chút hài hước, những lý do lại trở nên thật “hợp tình hợp lý”. Bạn tới chơi nhưng nhà không có gì, chỉ có nhà thơ nghèo. Trẻ con không có nhà nên không thể nhờ chúng đi chợ mua đồ nhậu được. Hơn nữa, chợ lại xa nhà, nhà thơ không thể để bạn ngồi mà bỏ đi được. Chủ nhà nghĩ ngay đến những thứ có thể có trong nhà. Thế nhưng, ông lại thất vọng khi không thể dùng được thứ gì. Từ những món cao sang: cá, gà cho đến những món dân giã như cải, cà, bầu, mướp, trầu đều không có để thết đãi bạn hiền. Những từ ngữ như lời than trách của tác giả vậy. Đến “miếng trầu đầu câu truyện” cũng chẳng có.

Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ mình giàu có, dư giả nhưng thực chất ông lại không có gì. Ấy vậy mà, bạn biết ta nghèo, ở một nơi xa xôi hẻo lánh vẫn đến thăm ta, đó mới là điều tác giả quan tâm và muốn thể hiện nhất. Tuy sống trong cái nghèo, nhưng Nguyễn Khuyến rất tự hào về cuộc sống thanh nhàn của mình. Tác giả còn hài hước lấy đó làm cảm hứng viết thơ. Tuy nghèo nhưng mấy người giàu có thể được như Nguyễn Khuyến? Rõ ràng ta thấy được cái nghèo của tác giả, nhưng vẫn phải nở nụ cười khi đọc những dòng thơ của ông.

Câu cuối cùng là linh hồn của bài thơ:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Tất cả những thứ vật chất liệt kê bên trên giờ đây không còn một chút giá trị nữa. Chỉ cần có tấm lòng, sự chân thành thực sự là đủ. Đã không còn là hai người bạn, tác giả và người tri kỷ đã trở thành "ta với ta". Đó chính là điều đáng quý nhất trong cuộc sống.

Qua bài thơ, ta cảm nhận được một tình bạn thiêng liêng, cao quý giữa tác giả và tri kỷ của mình. Đó là thứ tình cảm làm lu mờ hết mọi thứ vật chất xung quanh, không gì có thể đánh đổi được nó.

Một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ! Một giọng thơ tự nhiên, mộc mạc. Một khí chất dí dỏm, hài hước. tất cả đã làm nên một bài thơ tuyệt vời như thế!

Bài tham khảo 2

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nước ta. Ô ng có những đóng góp không nhỏ vào nền thơ ca trung đại Việt Nam và được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. "Bạn đến chơi nhà" là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Khuyến, được sáng tác trong thời gian ông ở ẩn. Bài thơ thể hiện hoàn cảnh thiếu thốn của nhà thơ khi bạn đến chới nhà, qua đó bộc lộ cảm xúc, khẳng định quan niệm về tình bạn.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu bài thơ, tác giả nói lên tâm trạng vui tươi, phấn khởi khi gặp lại người bạn cũ của mình qua câu thơ :

"Đã bấy lâu nay, bác tới nhà".

Cách gọi thân mật 'bác' nói lên sự gần gũi, thân mật giữa hai người bạn lớn tuổi. Cụm từ 'đã bấy lâu nay' như cho người đọc hiểu rằng lâu lắm rồi hai người bạn mới có dịp gặp gỡ. Câu thơ như một lời chào hỏi thân mật, đằng sau lời chào ấy, người đọc có thể cảm nhận được sự vui mừng, hân hoan xen lẫn niềm xúc động khó tả của nhà thơ.

"Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa"

Mỗi khi có bạn tới chơi, không chỉ Nguyễn Khuyến mà hẳn ai cũng vui mừng muốn làm một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đãi bạn, nhưng trẻ thì vắng nhà mà chợ thì xa. Điệp từ 'thời' được điệp lại hai lần trong câu thơ thể hiện thành ý của nhà thơ nhưng tiếc thay hoàn cảnh không cho phép.

Không có rượu thịt ngon ngoài chợ tiếp đãi bạn, nhà thơ nhìn ra ao, vườn :

"Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà"

Nguyễn Khuyến muốn chiêu đã bạn cá dưới ao, gà nhà nuôi nhưng ao sâu nước cả, vừa rộng rào thưa nên khó lòng bắt cá, đuổi gà.

Không bắt được cá cũng không bắt được gà, Nguyễn Khuyến nhìn ra ruộng muốn tìm một bữa rau, cà đạm bạc :

"Cái chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa"

​ Không chỉ có ao cá, gà nuối, tác giả còn có một mảnh ruộng nho nhỏ trồng cải, cà, bầu và mướp. Nhưng hoàn cảnh trớ trêu, tất cả đều chưa đến kì thu hoạch. Cải thì chưa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp chỉ mới ra hoa.

Thôi thì không rượu thịt, không gà cá, không rau cà, hai người bạn có thể ngồi xuống uống trà, ăn trầu thế nhưng :

"Đầu trò tiếp khách, trầu không có"

Xưa nay, người xưa quan niệm 'miếng trầu là đầu câu chuyện'. Vì thế, mỗi khi khách tới nhà, việc đầu tiên là bưng nước mời trầu nhưng ngay cả trầu Nguyễn Khuyến cũng đều không có. 

Trong sáu câu thơ trên, nhà thơ đã sử dụng thành công thủ pháp đối liệt kê và nghệ thuật đối. Bằng cách liệt kê vật nuôi, cây trái trong nhà câu thơ cho thấy sự nhiệt tình tiếp đãi của chủ nhà với người bạn. Qua đó, người đọc thấy được một lối sống thanh cao, dân giã bình dị của một vị quan khi về ở ẩn. Đó là một cuộc sống đơn giản, bình yên.

Bài thơ kết thúc với một câu thơ kết thể hiện sự gần gũi thân thiết giữa hai người bạn vượt qua thứ vật chất :

"Bác đến chơi đây, ta với ta"

Cụm từ 'ta với ta' cho thấy một tình bạn cao đẹp, thân thiết vô cùng, từ 'ta' vừa chỉ nhà thơ vừa chỉ người bạn, tuy hai mà lại là một. Chỉ có tình bạn đẹp đẽ, thân tình và phải hiểu nhau lắm mới có được sự gắn kết đến thế.

''Bạn đến chơi nhà'' là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến viết trong tình huống bạn đến chơi nhưng không có gì tiếp đãi. Qua đó, thể hiện quan niệm về tình bạn - tình bạn trong sáng, chân thành là tình bạn vượt qua mọi lễ nghi, vật chất thông thường.

Leave a Reply