Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng quan trọng và cần thiết như lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) nghĩ như thế nào về ý kiến trên

DÀN Ý

1. Mở bài

- Dẫn câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. giáo dục lòng vị tha, đoàn kết và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng:

- Vì sao lại nói như vậy? (Vì bên cạnh những người biết yêu thương người khác vẫn có kẻ sống vị kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình).

2. Thân bài

- “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân”,

-> quan hệ tích cực trong giải quyết mối quan hệ giữa tôi và chúng ta.

- Lòng vị tha, tình đoàn kết được thế hiện qua việc mỗi người biết sống vì mọi nguời.

- Từ lòng vị tha, sống vì mọi người đâ tạo nên sự đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lần nhau.

- Trong xã hội hiện nay, nhiều khi sự ích kỉ lấn áp lòng vị tha.

- Tác hại của lối sống ích kỉ.

- Mục đích của việc ca ngợi lòng vị tha.

- Vì sao lại có thái độ thờ ơ lạnh nhạt đốì với con người, có những mặt tiêu cực của đạo đức (Vì sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội,...).

- So sánh những thanh niên biết sống vì người khác, tham gia các hoạt động xã hội với những thanh niên chỉ biết ăn chơi sa đọa vào những tệ nạn xã hội.

- Lòng vị tha, đoàn kết được ca ngợi; phê phán sự ích kỉ, vô trách nhiệm.

3. Kết bài

- Có những cuộc vận động (“Một người vì mọi người, mọi người vì một người”).

- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, đó là mong muốn của muôn đời về một xã hội mà ớ đó con người biết yêu thương lẫn nhau để cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

BÀI LÀM

Từ xa xưa, cha ông ta vẫn hay răn dạy con cháu phải biết yêu thương lẫn nhau qua nhiều câu ca dao tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” để giáo dục lòng vị tha, tình đoàn kết và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Thế nhưng bên cạnh những con người biết sống vì người khác, có lòng vị tha, tình đoàn kết vẫn còn không ít những kẻ sống ích kỉ, chỉ biết đến mình, thờ ơ, lạnh nhạt với nỗi đau khổ, bất hạnh của những người xung quanh. Chính vì lẽ đó mà “phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng quan trọng và cần thiết như lòng vị tha, tình đoàn kết”.

Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người

Người dân Việt Nam ta cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra trong bọc trăm trứng nên chúng ta đều từ một nguồn gốc nhưng vì hoàn cảnh phải sống xa nhau, và hình thể bên ngoài cùng phong cách sống cũng biến đổi dần theo thời gian, theo công việc, theo phong thố. Cha ông ta đã sớm nhận ra tâm lí thường ngày của con người trong cuộc sống. Đời sống riêng tư của một người, của gia đình, dòng họ nhiều lúc làm con người không còn đủ thời gian và sức lực để quan tâm đến đời sống của người khác. Họ chỉ biết vun vén, xây dựng hạnh phúc riêng nên quên đi hạnh phúc chung, quên mất tình thương đối với những con người cùng nguồn cội đang lâm vào tình cảnh ngặt nghèo dói cơm thiếu áo bởi nạn binh đao, bởi thiên tai khắc nghiệt, bởi sự lạc hậu thiếu thốn...

Cuộc sống không chỉ tồn tại cái tôi cá nhân của mỗi người mà bên cạnh đó còn là cái ta, đoàn thế đã tồn tại từ nghìn đời nay và ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt Nam ta. Người xưa vẫn bảo: “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” — (điều mình không muôn làm thì đừng bắt người khác phải làm) - đó là một quan niệm tích cực trong việc giải quyết mốì quan hệ giữa cái tôi và cái ta; giữa sự ích kỉ và vị tha; giữa việc sống chỉ vì bản thân mình với sống vì mọi người... Lòng vị tha, tình đoàn kêt được thể hiện qua việc mỗi người biết sống vì mọi người. Hay nói cách khác đó là tình cảm thương yêu đồng loại. Có một câu chuyện rất thực mà khi dọc không ai không khỏi xúc động: “Cách đây khoảng hai mươi năm, giữa Pháp và Nga có chiến tranh. Sau một trận chiến đấu dữ dội, hai người bị thương nằm dài cạnh nhau trên bãi chiến trường vì chưa có đủ thì giờ đế’ chuyển về nhà thương. Một người Pháp, một người Nga, họ đau đớn lắm. Họ cố sức nói chuyện với nhau, họ không hiểu ngôn ngữ của nhau nhưng ít nhất họ cũng bày tỏ được tình cảm với nhau và điều đó làm cho họ đỡ đau đớn. Đêm đến, một trong hai người ngủ đi mất. Sáng hôm sau tỉnh dậy, anh thấy trên người mình có đắp một chiếc áo anh không rõ là ở đâu đên. Anh tìm người bạn nằm bên cạnh thì đã chết rồi nhưng trước khi ra đi, anh ấy còn cởi áo của mình ra và đắp cho người bạn cùng cảnh khố với mình” (Bersot).

Từ lòng vị tha, sống vì mọi người tạo nên sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, những trận chiến oanh liệt giành được phần thắng cũng nhờ tinh thần đoàn kết, đồng lòng chống quân xâm lược của nhân dân ta. Trong các trận chiến chống chọi với thiên tai, địch hoạ thì tinh thần đoàn kêt ấy lại càng được biểu hiện rõ: Màu áo xanh tình nguyên không ngại khó khăn gian khố đi đến những vùng sâu vùng xa, những nơi đang trong cơn hiểm nghèo nhằm giúp người bị nạn thoát khỏi sự khó khăn, tìm lại niềm tin vào cuộc sống. Hay các cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở cho bạn bè vùng lũ nhận được nhiều sự quan tâm cũng là một dấu hiệu chứng tỏ rằng giữa vòng quay bộn bề của cuộc sống thường nhật, con người vẫn còn nghĩ đến nhau.

Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề; hàng triệu người dân Việt Nam đang từng ngày, từng giờ phải vật lộn với nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần do Mĩ gây ra - nỗi đau chất độc màu da cam. Truyền thống “Bầu ơi thương lấy bí cùng” đã thôi thúc hàng triệu cánh tay dang ra nâng đỡ những số phận oan nghiệt ấy và chính tinh thần này đã kết nòi mọi người cùng nhau góp sức xoa dịu nỗi đau da cam.

Trong xã hội hiện nay, nhiều khi sự ích kỉ cá nhân đã lấn áp đi lòng vị tha. Trước nỗi đau của đồng loại, có những người làm ngơ một cách vô tâm, vô cảm. Khi đi trên đường, gặp một bà cụ tật nguyền, ăn mặc rách rưới đang lần dò chìa cái nón đã rách tả tơi với hi vọng tìm được sự sẻ chia, nhưng nhìn quanh, chẳng ai để ý đến cụ. Thỉnh thoảng, có một vài người tiện tay quăng vào chiếc nón rách ấy vài đồng lẻ rồi bỏ đi ngay. Nhiều người lại thờ ơ, dửng dưng; thậm chí một số khác còn trêu chọc, lấy nỗi đau khổ của người khác để mua vui cho bản thân mình. Nhìn cảnh tượng như vậy, nếu là người có đạo đức thì không khỏi chạnh lòng. Chính thái độ thờ ơ lạnh nhạt đã dẫn đến sự vô tâm của tâm hồn, sự tàn nhẫn của trái tim, sự băng hoại về đạo đức. Như nhà sư phạm Xukhômlinxki đã nói: “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất kì một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành người chân chính”.

thái độ thờ ơ, lạnh nhạt

Trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao, vấn đề này cũng được tác giả thể hiện một cách cụ thể, sinh động: Đề cao, ca ngợi lòng vị tha của Độ và phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của Hoàng với những người nông dân hiền lành, chất phát, có tinh thần kháng chiến chông giặc ngoại xâm cao.

Đức tính vị tha, tình đoàn kết giữa con người với con người sẽ làm cuộc sống xung quanh đầy ắp những tấm lòng sống vì người khác, sẽ tự tạo cho mình một thiên dường giữa chốn trần gian bởi: “Một nơi sẽ chẳng là gì dù cho đó là một thiên đường nếu như nơi đó không có trái tim ngự trị”.

Ca ngợi tấm lòng vị tha, tình đoàn kết còn giúp con người hướng thiện. Một người mắc phải sai lầm, sa vào con đường nghiện ngập, nhờ vào tình thương của cha mẹ, bạn bè và sự nỗ lực của bản thân, anh đã thoát khỏi “cái bẫy giết người” để sống hạnh phúc bên người thân. Đã có lần anh tâm sự: “Nhiều lúc lên cơn nghiện mà không có thuốc, anh tưởng cuộc đời này đen tôi, mà đúng thật những ngày đó thật kinh hoàng, phải chịu những cơn đau dữ dội, bị giày vò cả thể xác lẫn tinh thần”. Anh nói, anh sẽ không thể nào vượt qua nếu như không có sự chăm sóc đầy tình yêu thương của ba mẹ, bạn bè - những người đã không bỏ rơi anh mà ngược lại đã giúp anh đứng vững trong cuộc đời này sau những lần vấp ngã. Đúng như George Santay Ana đã nói: “Cảm thông, tình thương và lòng trắc ẩn là một trong những tuyệt tác của tâm hồn”.

Ca ngợi tấm lòng vị tha, tình đoàn kết sẽ vạch trần được những tiêu cực của xã hội, để con người soi vào đấy và tự hoàn thiện nhân cách của mình. Trong xã hội hiện nay, điều đó là vô cùng cần thiết bởi có rất nhiều hiện tượng tiêu cực đang xảy ra hàng ngày. Và “ca ngợi tấm lòng vị tha, tình đoàn kết” chính là một phương thuốc hữu hiệu nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của nguy cơ trên mà không tốn kém một chút nào.

Vì sao lại có những thái độ lạnh nhạt đối với người khác, có những mặt tiêu cực của đạo đức? Điều này không đơn giản chỉ do hoàn cảnh, yếu tố khách quan tác động. Vẫn biết rằng, do sự phát triển nhanh chóng của xã hội, do xã hội như một cỗ máy đã được lập trình sẵn, chỉ biết làm theo mệnh lệnh của con người mà tình thương, lòng vị tha, sự đoàn kết giúp đờ lẫn nhau đã bị những bon chen của cuộc sống ngày thường, những bả vinh hoa che lấp đi. Nhưng thực ra, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do bản thân con người. Nếu mọi người đều sống vị kỉ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mà quên đi những mảnh đời bất hạnh xung quanh mình thì đó chính là sự chai sạn về đạo đức.

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gỉ cho Tổ quốc hôm nay”; “Minh vì mọi người, mọi người vì mình”. Đó là phương châm sống, là kim chỉ nam cho các bạn trẻ ngày nay. Từ xưa, Tố Như đã mong muốn: “Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Đó cũng là mong muốn của muôn đời về xã hội mà ở đó người và người biết cảm thông, yêu thương nhau bằng những tình cảm chân thành nhất. Hãy sống với tất cả tấm lòng yêu thương, vị tha, đoàn kết vì “giá trị của cuộc sống không đong bằng năm tháng ta tồn tại mà đong bang những giây phút ta thật sự yêu và được yêu thương”.

Leave a Reply