Phong cách nghệ thuật trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

DÀN Ý

1. Tính dân tộc:

_ Về nội dung:

a. Thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Những địa danh có thật: Ngòi Thia, sông Đáy, Phủ Thông...

- Những cảnh sắc, âm thanh tiêu biểu: hắt hiulau xám, bản khói cùng sương, tiếng mõ rừng chiều, mơ nở trắng rừng...

- Con người Việt Bắc cần cù, giàu tình nặng nghĩa cùng toàn dân kháng chiến.

Thiên nhiên và con người Việt Bắc

b. Tình nghĩa của người về xuôi và Việt Bắc thắm thiết, thủy chung vừa tiếp nối truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn" vừa là tình cảm cách mạng sâu nặng của thời đại mới.

Suy ra: Tố Hữu đã đưa nhừng tình cảm cách mạng kháng chiến, tình cảm với đồng bào, với Bác Hồ trở về gần gũi, chân thành như đạo lý dân tộc vốn có từ trong truyền thống.

_ Về nghệ thuật:

a. Thể thơ lục bát truyền thống đã được Tố Hữu vận dụng tàu tình.Câu thơ lúc thì dung dị, dân dã gần gũi với ca dao, lúc thì cân xứng, nhịp nhàng , trau chuốt mà trong sáng, nhuần nhị.

b. Lối kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao dân ca được vận dụng một cách phù hợp voiứ nội dung tư tưởng tình cảm của bài thơ.

c. Chất liệu văn học , văn hóa dân gian được vận dụng phong phú đa dạng nhất là ca dao.

d. Những lối nói giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ tạo nên phong vị dân gian và chất cổ diển cho bài thơ.

2. Phong vị dân gian:

_ Kết cấu đói đáp và cách xưng hô mình-ta trong ca dao dân ca.

_Tố Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc trong ca dao, dân ca nhưng lại thích hợp với khung cảnh và tâm trạng của những người kháng chiến.

_ Âm điệu thiết tha, ngọt ngào của thể thơ lục bát.

_ Việt Bắc còn thấm sâu nội dung tư tưởng, cảm xúc mang phong vị dân gian: đó là tình cảm gắn bó, chia sẻ nhau trong cảnh khó khăn, đề cao ân tình, đạo lý thủy chung...vốn là những nét đẹp của dân tộc Việt Nam thường thể hiện qua kho tàng văn học dân gian

_ Bài thơ hài hòa nội dung và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại, đưa những vấn đề cách mạng, kháng chiến trở nên gần gũi với nhân dân.

3. Khuynh hướng sử thi:

Phong cách nghệ thuật trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

a. Đề tài: viết về cuộc kháng chiến chống Pháp anh hùng của đất nước và nhân dân ta.

b. Nội dung:

_Tố Hữu đã nhìn lại và tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp với muôn vàn khó khăn, gian khổ vì thiên nhiên khắc nghiệt, vì cuộc sống thiếu thốn nhưng rất đỗi anh hùng và đậm đà tình nghĩa đã làm nên chiến thắng vinh quang.

_Nhân vật trong bài thơ là đất nước tươi đạp và anh hùng, là đoàn quân mạnh mẽ, là đoàn dân công đông đúc, là người miền xuôi và Việt Bắc hay tất cả là nhân dân Việt Nam anh hùng đang cùng chung chiến đấu hào hùngdưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ.

_Tình cảm của bài thơ là tình cảm lớn dành cho cách mạng, cho kháng chiến, cho Bác Hồ, cho quê hương Việt Bắc và đặc biệt là tình cảm trên cơ sở đạo lý dân tộc.

c. Nghệ thuật:

_Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ đẹp đẽ, hào hùng với lời thơ, âm điệu thơ khi tha thiết, khi sôi nởi mạnh mẽ.

_Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh, nhân hóavà nhất là cường điệu để nâng cao, tôn vinh tầm vóc, tư thế anh hùng của đất nươc và nhân dân.

4. Cảm hứng lãng mạn:

a. Tố Hữu tìm thấy và trân trọng vẻ đẹp tươi thắm, rực rỡ, mơ màng của núi rừng Việt Bắc, vẻ đẹp cần cù, tự tin, anh hùng của nhân dân lao động và chiến đấu. Đặc biệt Tố Hữu ca ngợi vẻ đẹp gắn bó, chia sẻ, cưu mang nhau trong những ngày kháng chiến gian khổ của nhân dân hai miền trên cơ sở đạo lý dân tộc.

b. Tuy cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ, thiếu thốn nhưng nhân dân rất lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng và bài thơ với âm điệu rộn ràng , phấn khởi tỏa ra niềm vui từ những chiến dịch, những nẻo đường Việt Bắc góp phần làm nên chiến thắng vinh quang

Leave a Reply