Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Gợi ý viết bài

Về nội dung, đề này tương tự dạng đề: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Điều khác duy nhất ở đây là các giá trị ấy được nhìn nhận, đánh giá thông qua hai nhân vật chính của tác phẩm. Vì vậy sự phân tích các giá trị đó vừa có tính tập trung vừa sâu hơn bình thường

Phản ánh số phận bi thảm của người dân miền núi

1. Giá trị hiện thực

Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, tác phẩm đã:

a. Phản ánh số phận bi thảm của người dân miền núi:

+ Mị tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ Tây Bắc:

- Trẻ đẹp, có tài, vì nghèo nên đã trở thành con dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra - một thứ nô lệ không công của bọn nhà giàu.

- Dưới sức mạnh của cường quyền, thần quyền, họ bị đọa đày về thể xác; bị áp chế về tinh thần trở thành những người cam phận.

+ A Phủ cũng có số phận tương tự như MỊ, tiêu biểu cho người dân nghèo ở miền núi:

- Chỉ vì hành động tự vệ chính đáng mà A Phủ bị hành hạ, trở thành đứa ở trừ nợ cho thống lí Pá Tra.

- Bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ.

- Bị áp bức đến mức tê liệt về tinh thần: Từ một người không chịu khuất phục trở thành kẻ cam chịu.

=> Họ là nạn nhân của cường quyền và thần quyền.

b. Tố cáo chế độ phong kiến miền núi

+ Sự độc ác, tàn bạo:

- Cho vay nặng lãi.

- Trói buộc người dân bằng sự mê tín.

- Tra tấn con người dã man kiểu trung cổ.

+ Sự bất công, vô lí:

- Lần xử kiện A Phủ.

- Hình phạt khi A Phủ làm mất bò.

Tố cáo chế độ phong kiến miền núi

c. Phản ánh những quy luật của xã hội:

+ Cái nhìn biện chứng về quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách:

- Bị đày ải lâu ngày trong thế giới không có nhân tính cả Mị và A Phủ đều trở thành những con người an phận, thậm chí vô cảm.

- Nhưng tác phẩm cũng cho thấy khi bị ức hiếp, bị đẩy đến đường cùng người lương thiện sẽ vùng dậy tự giải phóng mình; tình hữu ái giai cấp sẽ tạo nên sức mạnh để họ tự giải thoát.

- Điểm mới mẻ của Tô Hoài là đã nắm bắt và miêu tả hiện thực trong xu thế cách mạng.

=> Con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác chống thực dân phong kiến dưới sự dìu dắt của cán bộ Đảng là con đường tất yếu để nhân dân miền núi thoát khỏi ách nô lệ; vươn lên cuộc sống độc lập tự do.

2. Giá trị nhân đạo

a. Tô Hoài có cái nhìn nhân văn về thiền nhiên và con người Tây Bắc

Rừng núi và người dân tộc thiểu số trong ấn tượng của mọi người là rừng thiêng nước độc, cuộc sống tối tăm, ngu muội. Nhưng trong con mắt nhà vãn đó là miền đất thơ mộng, hùng vĩ với mùa xuân đẹp, gợi cảm; con người Tây Bắc đẹp về nhiều phương diện từ ngoại hình đến tâm hồn và năng lực lao động.

b. Lòng thương cảm của nhà văn với người dân miền núi

- Dựng lại nỗi đau khổ, tủi nhục của Mị và A Phủ, ở những đoạn độc thoại của nhân vật ta có cảm tưởng nhà vãn đang nhập vào tâm trạng của nhân vật để nói lên nỗi lòng vừa đau đớn vừa thiết tha của họ.

- Còn là sự lên án gay gắt những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.

=> Do đó Vợ chồng A Phủ là bài ca ca ngợi con người nhưng đồng thời cũng là bản án đanh thép kết tội những ai lợi dụng cường quyền, thầnh quyền, lợi dụng hủ tục mê tín... để biến con người thành nô lệ.

c. Đề cao con người

+ Trong tác phẩm, Tô Hoài thể hiện cái nhìn trân trọng đối với con người. Nhà văn khắc họa sức sống bên trong của những con người thấp cổ, bé họng và đặt trọn niềm tin vào đó.

+ Đi sâu vào tận cùng ý thức của nhân vật, tác giả phát hiện niềm khao khát sống của họ; nhà văn đã khiến chúng ta thêm tin yêu vào bản chất tốt đẹp của con người.

d. Tỉm đường đi cho nhân vật

+ Điểm mới mẻ và sâu sắc của tư tưởng nhân đạo ở Vợ chồng A Phủ là tác giả đã để nhân vật tìm ra con đường giải phóng thực sự, thể hiện ước mong chân chính của mình trong quá trình đến với cách mạng.

Leave a Reply