Qua truyện ngắn ''Vợ nhặt'' của Kim Lân. Hãy chứng minh rằng con người dù rơi vào hoàn cảnh nào vẫn khát khao về hạnh phúc gia đình

Niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin bất diệt của người dân lao động đối với cuộc sống và tương lai.

Tình yêu và nhu cầu xây dựng cho mình một tổ ấm gia đình là bản chất của nhân tính. Buổi sáng, sau ngày đầu tiên Tràng có vợ, không khí của gia đình Tràng trở nên khác hẳn. Vì nhờ sự có mặt của vợ Tràng, cái gia đình này mới thật sự là một gia đình, thật sự là một tổ ấm. Mọi người bỗng thấy gắn bó hơn và có trách nhiệm hơn với nhà cửa, vườn tược của mình. Dường như trước kia mẹ con Tràng chỉ là sống tạm bợ, sống cho qua ngày. Nay Tràng bỗng thấy "thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng". Tâm trạng này có được ở một người như Tràng mới thật cảm động. Người ta lấy vợ lấy chồng, điều ấy có gì đặc biệt lắm đâu. Nhưng với Tràng thì là cả một ước mơ lớn tưởng chừng không bao giờ có thể thực hiện được. Giá trị nhân bản sâu sắc của thiên truyện chính là ở chỗ đã phát hiện, đồng cảm và trân trọng niềm vui sướng rất con người này ở người nông dân nghèo trong xã hội cũ.

truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Truyện Vợ nhặt còn có phát hiện sâu sắc: Sống bên cái chết, sống giữa cái chết, cái chết ngày càng thò bàn tay gớm guốc của nó vào mọi nhà, mọi gia đình, vậy mà những người nông dân như mẹ con Tràng vẫn tin ở sự sống, ở tương lai : "ai giàu ba họ, ai khó ba đời", bà cụ Tứ cứ tin vu vơ như thế. Thực ra chỉ có những người sống hết mình với cuộc sống mới có được niềm tin như thế. Người nông dân từ nghìn xưa, dù phải sống triền miên trong nghèo đói, vẫn có niềm tin kì diệu. Niềm tin đó thể hiện ở những thần thoại, cổ tích, truyện cười, tuồng, chèo, ở ca dao, tục ngữ, v.v. Vì miếng cơm manh áo, họ buộc phải sống gắn bó với cuộc sống, với cộng đồng, sống quyết liệt, sống hết mình nên mới có được niềm tin dai dẳng và kì diệu ấy.

Leave a Reply