Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người

1. Tìm hiểu đề

Đề văn yêu cầu trình bày quan niệm về lối sống giản dị của một con người. Thực chất yêu cầu trong đề bài này là trình bày nhận thức và suy nghĩ về một lối sống (sống giản dị). Trong xã hội ngày nay, khi mức sống ngày càng được nâng cao, ý thức cá nhân ngày càng có điều kiện được bộc lộ mở đường cho nhiều lối sống, cách sống khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Vấn đề đặt ra là khi mỗi người quá chú trọng đến cá nhân mình sẽ dẫn đến nhu cầu phô trương hình thức, phân biệt đối xử theo tầng lớp, đẳng cấp và dần tạo ra khoảng cách không đáng có với người khác. Đặt ra vấn đề lối sống giản dị là để hướng con người tới sự hoà đồng với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Để triển khai bài viết, HS cần làm rõ các vấn đề sau: Thế nào là sống giản dị? Lối sống ấy biểu hiện ở những phương diện nào? Vẻ đẹp của lối sống đó. Vì sao cần đề cao lối sống giản dị? Phân biệt sống giản dị với sống buông tuồng, cẩu thả... Từ đó liên hệ và rút ra bài học cho chính bản thân mình.

Đánh giá giá trị của lối sống giản d

II. Dàn ý sơ lược

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề.

2. Thân bài:

a. Trình bày nhận thức về vấn đề ở những khía cạnh sau:

- Khái niệm sống giản dị.

- Biểu hiện của sống giản dị.

- Phân biệt sống giản dị với các lối sống cẩu thả, buông tuồng, dễ dãi.

b. Đánh giá giá trị của lối sống giản dị:

- Vẻ đẹp.

- Ý nghĩa.

c. Chứng minh:

- Tấm gương của Hồ Chủ tịch.

- Cách sống của các bậc Nho gia thời xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Rút ra bài học và liên hệ lối sống của chính bản thân mình.

3. Kết bài:

- Phát biểu một cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc nhất của bản thân.

III. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

- Xã hội hiện đại, văn minh và xu thế thay đổi trong lối sống.

- Sự cần thiết của việc trở lại với lối sống giản dị.

lối sống giản dị của một con người

2. Thân bài:

- Trình bày nhận thức về vấn đề:

+ Khái niệm: “giản dị” là đơn giản một cách tự nhiên, sống giản dị là một phong cách sống lấy tự nhiên và đơn giản làm mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần thiết.

- Biểu hiện:

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối,...

+ Cách sinh hoạt: hoà đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.

- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong.

- Đánh giá giá trị của lối sống giản dị:

Tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống.

- Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.

- Chứng minh:

+ Tấm gương của Hồ Chủ tịch: dép cao su, áo vải, mà “hồn muôn trượng” vì luôn dành cả trái tim mình cho Tổ quốc, nhân dân. Vì thế sự sống của Người đã vượt mọi giới hạn thông thường về không gian, thời gian.

+ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyên rất giàu trách nhiệm, nặng tình đời song không tham đua chen chôn quan trường mà chọn thanh bần để chan hoà với không gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn.

lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông

- Đề xuất ỷ kiến:

+ Để sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống để sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

+ tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. Đó là cách sống để có được sự quý mến của những người bạn chân chính.

3. Kết bài:

Có thể kể ngắn gọn một câu chuyện nhỏ, một sự việc có thật trong đời sống làm cơ sở để rút ra bài học và những suy nghĩ, cảm xúc chân thành, thấm thìa.

BÀI LÀM

Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sống. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị.

Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thể giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông.

Trước hết, giản dị được thể hiện rõ nét trong cách ăn mặc, hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ để bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điểm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ đề’ đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lôi sống giản dị văn minh. Liệu trên thê giới này, có vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...?

Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người

Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thể hiện trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lối sống hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến.

Chắc hẳn, bạn không thê quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai - một nhân vật văn học đã để lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế...

Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ của mình?

Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chỉ là những niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, đáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cũng rất bình dị, đơn sơ. Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này.

Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ, nâng niu.

Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nàn trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

HÃY SỐNG THẬT GIẢN DỊ

VÀ KHÔNG NGỪNG ĐẦU TƯ CHO CUỘC ĐỜI MÌNH

Bất chấp mọi đổi thay, câu lạc bộ 10 đại gia giàu nhất hành tinh vẫn duy trì 2 vị trí sừng sững. Chiếm ngôi đầu bảng không ai khác ngoài ông chủ Microsoft và giữ vị trí á quân là nhà đầu tư, nhà tài chính lão luyện thế giới Warren Buffet.

sống giản dị

Người giàu có thứ nhì hành tinh này đã làm giàu như thế nào và cuộc sống thường nhật của ông ra sao? Hãy xem lối sống giản dị và khiêm tốn của ông qua buổi phỏng vấn được kênh truyền hình CNBC (Mỹ) thực hiện trong một giờ đồng hồ.

- Ông bắt đầu mua cổ phiếu năm 11 tuổi và đến giờ ông vẫn cảm thấy hôì tiếc vì đã không mua... sớm hơn.

- Ông đã mua một trang trại nhỏ vào năm 14 tuổi bằng số tiền dành dụm được từ việc giao báo.

- Ông vẫn sống trong một căn nhà nhỏ với 3 phòng ngủ ở ngoại vi thành phô Omaha. Ông mua căn nhà này cách đây 50 năm, sau khi ông vừa kết hôn ông cảm thấy mình sống thật đầy đủ và tiện nghi trong căn nhà ấy, và nhà ông không hề có tường rào để bảo vệ.

- Ông luôn tự lái xe và không hề thuê tài xế hay bất kì một người nào để bảo vệ ông.

- Ông không bao giờ sử dụng phi cơ riêng mặc dù ông sở hữu một công ty sản xuất phi cơ lớn nhất thế giới.

- Tập đoàn Berkshire Hathaway của ông đang điều hành đến 63 công ty con khác. Hằng năm, ông chỉ viết một lá thư để liên lạc với các giám đốc điều hành của 63 công ty này để hoạch định mục tiêu hoạt động trong năm. Ong không bao giờ triệu tập họp mặt hay gọi điện cho họ theo định kì như các tập đoàn khác, ông chỉ đạo các tổng giám đốc điều hành làm việc theo hai quy tắc mà thôi. Quy tắc 1: đừng bao giờ làm mất tiền của cổ đông. Và quy tắc 2: luôn ghi nhớ quy tắc 1.

- Ông không thích tham gia các cuộc hội hè, đình đám với tầng lớp thượng lưu của xã hội. Sau những giờ làm việc căng thẳng, ông lại trở về nhà, tự làm cho mình một túi bắp rang bơ và thong dong xem truyền hình.

- Bill Gates, nhân vật giàu có nhất thế giới, đã gặp ông cách đây năm năm. Bill nghĩ giữa hai người chẳng có điểm tương đồng nào, vì thế Bill chĩ dự định gặp ông trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Thế nhưng, trên thực tế, cuộc gặp mặt này kéo dài đến 10 giờ đồng hồ. Và từ đó, Bill Gates thật sự khâm phục Warren Buffet.

- Warren Buffet không dùng điện thoại cầm tay, cũng chẳng có cái máy tính nào trên bàn làm việc của ông cả. ông đã nhắn nhủ với thế hệ trẻ như sau: “Đừng dùng thẻ tín dụng, tất cả những gì bạn cần làm là tập trung đầu tư cho chính bản thân mình và hãy nhớ rằng:

- Tiền bạc, của cải không tạo ra con người; chính con người mới tạo ra những thứ ấy.

- Hãy sống thật đơn giản và giản dị như chính con người của bạn.

- Đừng bao giờ làm theo lời người khác. Đó chỉ là ý kiến tham khảo cho bạn mà thôi. Hãy làm những gì bạn cho là đúng và đem lại cảm giác thoải mái cho bạn.

- Đừng phung phí tiền bạc cho những thứ không cần thiết, hãy sử dụng thật hiệu quả đồng tiền của bạn cho những người thật sự cần giúp đỡ.

Cuối cùng, cuộc sống là của riêng bạn, vậy thì tại sao lại để người khác định đoạt nó?”

Leave a Reply