"Rừng xà nu" là bản hùng ca hịch tướng sĩ thời chống Mỹ, anh/ chị hãy phân tích tác phẩm để làm nổi bật khuynh hướng sử thi trong tác phẩm

Sau đây là một số nét về các biểu hiện của cảm hứng sử thi trong tác phẩm, chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng để các bạn cùng tham khảo:

* Khái niệm Cảm hứng sử thi.

Nhìn vào hình thức khái niệm cũng thấy được đó là một khái niệm hợp thành từ hai khái niệm: Cảm hứng (ở đây được hiểu là Cảm hứng nghệ thuật, là nội dung nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm, thể hiện những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà trong tác phẩm) và Sử thi (một thể loại văn học dân gian còn được gọi là Anh hùng ca, trường ca...là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự dân gian, với một số đặc trưng cơ bản là: đề cập đến những vấn đề lớn lao của cộng đồng, xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng là kết tinh sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng trong cảm hứng ngợi ca...).

Vậy khái niệm Cảm hứng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.

Rừng xà nu là bản hùng ca hịch tướng sĩ thời chống Mỹ

Đây là Cảm hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trong thời kì kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mĩ (vì hơn lúc nào hết, các nhà văn ý thức rõ về sự tồn vong của dân tộc trong cuộc đấu tranh quyết liệt đánh bại kẻ thù xâm lược).

...

Thứ nhất: Cảm hứng sử thi trong việc lựa chọn Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Tác phẩm thường đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Ví như cuộc đối đầu quyết liệt của đồng bào Tây Nguyên (cũng như dân tộc ta) với Đế quốc và tay sai trong truyện ngắn Rừng xà nu. Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Thứ hai: Trong việc xây dựng hình tượng.

Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cả hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc... đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí chung của cả cộng đồng. Đó là những Tnú, cụ Mết và dân làng Xô man, là hình ảnh đoàn quân hừng hực khí thế trong Việt Bắc: "Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên". Cảm hứng chủ đạo khi xây dựng những hình tượng, nhân vật này là cảm hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào... thường kết hợp với thủ pháp cường điệu hóa (nhất là với thơ). Các nhân vật thường được đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn, kì vĩ (núi rừng Tây Nguyên, "những đường Việt Bắc"...) để tôn nổi tấm vóc của nhân vật...

Thứ ba: Ngôn ngữ tác phẩm

Ngôn ngữ thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao và giàu giá trị gợi cảm. Giọng điệu tác phẩm thường mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ tình cảm người đọc... 

Thứ tư: Một số thủ pháp nghệ thuật.

Các thủ pháp nghệ thuật thường được tác giả sử dụng là thủ pháp cường điệu, so sánh nhằm khắc họa nổi bật hình ảnh những nhân vật tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp và ý chí, khát vọng của cả cộng đồng. Trong truyện Rừng xà nu, cách tổ chức kết cấu kiểu truyện trong truyện, đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) cũng góp phần chuyển tải tư tưởng và cảm hứng sử thi của tác phẩm...

Leave a Reply