Số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong truyệng ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm

HƯỚNG DẪN

Vợ chồng A Phủ:

- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.

- Ngợi ca những gì tốt đẹp, trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người, đặc biệt là sức sống tiềm tàng của những con người chịu nhiều đau khổ bất hạnh.

- Phê phán gay gắt bọn chúa đất phong kiến miền núi.

- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm.

Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt

Vợ nhặt:

- Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật (Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình. Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt". Tình yêu thương con của bà cụ Tứ).

- Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai (Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống. Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp. Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật hé mở tương lai đổi đời cho nhân vật trong cách mạng).

Leave a Reply