So sánh cái tôi tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua "Người lái đò sông Đà" và "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Ý chính trong bài:

1/ Giải thích: trước hết phải hiểu cái Tôi trong sáng tác nghệ thuật là gì?

- Phong cách riêng độc đáo, không thể lẫn

- Thể hiện phong cách nghệ thuật, quy định phong cách sáng tác của tác giả.

2/ Chứng minh - bình luận

- Cái TôI của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cái TôI trí thức uyên bác, gắn bó và yêu say đắm, nhẹ nhàng mà đằm thắm với sông Hương, kinh thành Huế. NV đã huy động tổng hợp vốn kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hoá...trong và ngoài nước để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dsông.( Khai thác 1 cách toàn diện vẻ đẹp của dsông: dsông thiên nhiên, dsông văn hoá, dòng sông lịch sử, dòng sông thi ca...)

Cái Tôi trong sáng tác nghệ thuật

+/ Nhân vật TôI nhìn dsông từ nhiều điểm nhìn khác nhau: thượng nguồn, trong thành phố Huế, ra ngoại vi tác phẩm (hung bao=> trữ tình, hành trình của một cô gái đến với người yêu); từ góc độ địa lí, văn hoá, lsử....kết hợp đan xem điểm nhìn không gian, thời gian.

+/ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin nhưng ko áp đặt, sắc sảo mà giàu cảm xúc (>>>>Phong cách rất Hoàng Phủ Ngọc Tường),

+/ Qua đó ca ngợi dòng sông, ca ngợi Huế, ca ngợi quê hương đất nước.

- Cái TôI của Nguyễn Tuân: cái TôI cá tính, hơn đời hơn người, uyên bác và tài hoa.

+/ Để nói về con sông Đà, Nguyễn Tuân dẫn thơ cổ, thơ Lí Bạch, thơ Brô-ni-ép-xki (Ba Lan). Ông vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, hội hoạ, điện ảnh, quân sự, thể thao...để viết về con sông hung dữ và thơ mộng. Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trtóc những hiện tượng phi thường, gây cảm giác mạnh, đam mê khám phá và thưởng thức cái đẹp. Vẻ đẹp hung dữ và thơ mộng của sông đà, vẻ đẹp của ông lái đò bình dị nhưng khi vượt thác thì như một viên tướng tài ba, điêu luyện đã đem đến cảm hứng sáng tạo cho Nguyễn Tuân>>>Nhà văn nhìn cảnh vật và con người thiên về phwong diện mĩ thuật và tài hoa.

+/ Sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cầu kì, trang trọng, độc đáo.

+/ Qua đó ca ngợi sông, ca ngợi con người lao động - chất vàng 10 của vùng Tây bắc.

 

Leave a Reply