So sánh hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân và nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Người mẹ Việt Nam xưa nay luôn có những phẩm chất tổt đẹp, mà đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn, những phẩm chất ấy càng bừng sáng mạnh mẽ hơn như vì sao trong đêm tôn Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt và nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa cũng vậy, tuy cả hai nhân vật ở hai hoàn cảnh khác nhau được hai nhà văn nhìn ở những góc cạnh khác nhau, nhưng, chỉ có một mẫu số chung cho tấm lòng cao đẹp của những người mẹ.

Bà cụ Tứ, ngay từ nhưng bước chân đầu tiên bà bước vào thiên truyện Vợ nhặt, Kim Lân đã vẽ nên một người mẹ già yếu gần đất xa trời. Có lẽ vì cuộc sống nghèo khó chật vật nên cái nét lam lũ đã in hằn lên cái dáng đi "vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng" của bà. Không tính toán sao được khi mà cuộc sống vất vả của mẹ con dân ngụ cư ấy không có gì đảm bảo. Không tính toán sao được khi mà nạn đói kinh hoàng 1945 quét qua và đem đi hai triệu đồng bào thân yêu, cảnh tượng nhưng người hàng xóm chết như ngả rạ bày ra trước mắt mỗi ngày. Khó khăn là thế, đói khổ là thế, ấy vậy mà khi con trai đem về một người phụ nữ xa lạ, bà vẫn đồng ý nhận nàng làm dâu. Chỉ cỏ tình thương con tha thiết và tấm lòng bao dung trắc ẩn mới có thể khiến người ta hành động như vậy.

Bà cụ Tứ

Đã từ rất lâu rồi, hai mẹ con Tràng và bà cụ Tứ nương nhau mà sống, làm thuê kiếm cái ăn đắp đổi qua ngày. Cho đến một ngày, số phận đẩy đưa cho Tràng "nhặt" được vợ. Nhớ cái ngày Tràng đưa nàng dâu mới về ra mắt mẹ, bà cụ ngạc nhiên lắm, "sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ", "lại chào mình bằng u!". Nhưng khi biết mọi chuyện, bà lão lại "cúi đầu nín lặng". Bà thương con, liệu rằng chúng nó có qua khỏi hay không? Nạn đói như một lưỡi dao treo lơ lửng trước mặt, thêm một người là thêm một phần gánh nặng, liệu rồi đôi vợ chồng son ấy có vượt qua được sóng gió cuộc đời? Cái nghèo khiến bà tủi thân, đón nàng dâu mới mà chẳng có lấy một lễ vật hay một mâm cơm tươm tất. Bà chẳng có gì để cho hai con làm hồi môn cả, bà chỉ có thể cho hai con niềm tin và sự lạc quan tin vào tương lai. Cả cuộc đời bà tảo tần hi sinh vì con, nay nó lập gia đình, bà cũng mừng lòng, chung vui vì hạnh phúc của con. Kim Lân thật tài tình khi khắc họa hình tượng nhân vật người mẹ tội nghiệp này. Bà lo cho con từng li từng tí, cố làm cho cuộc sống của đôi vợ chồng tươi sáng lên. Đỉnh điểm của tấm lòng người mẹ ấy là khi bữa cơm "nhị hỉ" đón nàng dâu mới. Bữa cơm ngày đói thật thảm hại với cái mẹt rách làm mâm, niêu cháo lõng bõng, một đĩa muối và lùm rau chuối thái rối. Bà sợ rằng, bấy nhiêu không đủ để đón tiếp con dâu, sợ con phải lâm vào cảnh khó xử, bà đã bí mật chuẩn bị một nồi cháo cám để cứu nguy. Chính tình yêu thương con đã khiến bà chu đáo đến thế. Chỉ là một nồi cháo cám, nhưng nó chứa đầy ăm ắp tình cảm mà người mẹ nghèo đáng thương dành cho con. Cái cách bà tươi cười mời chào "chè khoán đây, ngon đáo để" đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Bà biết đó chỉ là cám heo, là thứ cho loài súc vật, nhưng cái đói không cho bà được phép lựa chọn, bà nói đó là chè khoán để xua đi cái tủi hờn, cái xót xa chua chát cho bữa cơm thảm hại. Nhưng rồi bà biết không thể phủ nhận cái thực tại phũ phàng, bà vẫn cười đon đả "cám đấy mày ạ... xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy". Xen lẫn cái tủi là sự tự hào, bà cố truyền cho con niềm tin để con lạc quan mà sông. Đó là một bữa ăn phi nhân tính, người đọc như cảm thấy cái vị đắng chát nơi đầu lười, miếng cám bã ra chát xít, nghẹn bứ trong cổ họng khi chứng kiến bữa ăn của họ, nhưng, trong lòng lại thây như lan tỏa một vị ngòn ngọt - vị ngọt của tình yêu thương giữa người với người, của tình mẫu tử thiêng liêng vô bờ bến.

Cũng như bà cụ Tứ, người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa cũng là một người mẹ, và cũng có tình thương con như vậy. Bà cụ Tứ vì thương con mà chấp nhận nàng dâu mới, lo cho con qua khỏi nạn đói rập rình thì người đàn bà hàng chài cũng vì lo cho tương lai của con mà cam chịu kiếp sống trên chiếc thuyền với người chồng vũ phu, cót để nuôi sấp con đến ngày chúng trưởng thành. Nếu bà cụ Tứ xuất hiện với cái dáng vẻ lọng khọng, miệng lẩm bẩm tính toán điều gì thì người đàn bà hàng chài lại xuất hiện dưới cái dáng vẻ dường như đang buồn ngủ, với gương mặt mệt mỏi và tái ngắt sau một đêm thức trắng. Có lẽ cuộc sống khó khăn khổ cực của một người đàn bà hàng chài vùng ven biển đã đọng trên từng nốt rỗ khuôn mặt mụ, in hằn lên thân hình khắc khổ thô kệch của mụ. Cái thân hình lam lũ ấy không chỉ chịu sự vùi dập của sông biển - sóng đời mà còn phải hứng chịu những đòn roi tới tấp của người đàn ông mà mụ gọi là chồng. Đau đớn là thế, nhưng khi Đẩu khuyên mụ li dị, mụ lại không đồng ý. Mụ thà bị phạt tù chứ kiên quyết không bỏ chồng. Cái sự đời đâu chỉ đơn giản bỏ chồng là xong như thế. Mụ sợ rằng nếu không có lão đàn ông thì cái gia đình mụ, con cái mụ sẽ đi về đâu? Mụ thương con, mụ đã dành cả đời vì con, tiếp tục sông trên thuyền để cố nuôi nặng sấp con trên dưới chục đứa. Mụ đâu thể vì hạnh phúc cá nhân của mình mà để con mụ bơ vơ không cha, lương tâm người mẹ không cho phép mụ làm điều đó. "Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sông cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được?... Câu nói của mụ như một làn gió thổi qua tâm trí người đọc. Thật cảm động biết bao tình mẫu tử thiêng liêng! Khi con còn nhỏ, mụ vẫn chịu đựng những trận đòn roi của chồng. Con lớn, mụ xin chồng được đưa lên bờ mà đánh, để không làm tổn thương tâm hồn non nớt của con. Mụ cam chịu tất cả, chấp nhận tất cả để lo cho con. Mụ sợ thằng Phác làm diều dại dột với bố nó, phạm vào trọng tội của luân lí xã hội. Cái cách mụ lạy nó thật đáng thương. Nước mắt mụ tuôn rơi lã chã, đọng trong từng nót rỗ, những giọt nước mắt cháy bỏng của tấm lòng người mẹ. Mụ khóc vì thương con và bất lực không thể xóa đi sự thù hận của con với bố nó. Nỗi đau từ những rận đòn roi của người chồng thật chẳng đáng là bao so với nỗi đau thẳm sâu trong tâm can của người mẹ khi nhìn đứa con cầm chiếc thắt lưng quật vào giữa khuôn ngực trần của bố nó. Rồi cái hạnh phúc của mụ cũng thật đơn sơ và giản dị, đó là khi con mụ được ăn no. Chỉ là một bữa ăn nhưng đốì với mụ nó rất có ý nghĩa. Đông con, nhà lại nghèo, mụ chỉ cố gắng lo cho con cái mụ được đầy đủ vật chất, nhưng dường như điều đó là quá khó đối với người mẹ tội nghiệp. Chỉ những ai làm mẹ mới có thể hiểu được cái niềm hạnh phúc vô bờ bến khi nhìn con ăn ấy. Mụ đã lây niềm đau của con làm niềm đau của mình, lấy cái vui của con làm niềm vui của mình. Chính tình yêu thương đối với con đã giúp mụ chịu đựng được những trận đòn của lão đàn ông, tiếp tục gìn giữ con thuyền gia đình nhiều lúc tròng trành của mụ.

Mụ nhớ ngày xưa khi mụ còn trẻ, lão đàn ông bấy giờ thật hiền lành chất phác và chẳng đánh đập mụ bao giờ. Cũng vì gia đình quá đông con mà nhà lại nghèo, lão đàn ông ấy cảm thấy bế tắc không có lối thoát nên đã tìm lối đi cho mình bằng cách đánh đập vợ con. Chung quy cũng vì lão khổ quá rồi. Lão đánh vợ nhưng miệng vẫn rên rỉ cách đau đớn, lão đánh vợ nhưng hai hàm răng vẫn nghiến ken két và mắt lão vẫn tỏ ra sự tuyệt vọng. Lão đánh vợ như đánh vào cái nghèo cái khổ của lão, để vơi bớt những nỗi buồn đau khổ cực của cuộc đời vất vả. Người đàn bà biết điều đó. Mặc dù lão không nói ra, nhưng mụ vẫn biết những nỗi khổ tâm trong lòng lão. Và mụ cắn răng chịu đựng từng trận đòn roi của lão. Mụ muốn giải thoát cho lão, nhưng mụ chẳng thể làm được gì ngoài việc để cho lão đánh và ước gì mụ đẻ ít đi hoặc gia đình mụ có được một chiêc thuyền rộng hơn. Chính sự khoan dung đã cho mụ có được sức mạnh để có hành động cao đẹp như vậy. Sự chịu đựng của mụ không hề xuất phát từ sự yếu đuối, nhưng là biểu hiện của tâm hồn mạnh mẽ rắn rỏi dám đương đầu với khó khăn để lo cho tương lai của con và thông cảm cho người chồng đáng thương hơn đáng trách.

Người đàn bà hàng chài

Ta cũng nhìn thấy được lòng khoan dung như vậy của bà cụ Tứ trong Vợ nhặt. Nhớ cái cách bà đón nàng dâu mới, thật nhẹ nhàng mà dịu dàng tâm lí: Thêm một người là thêm một phần khó khăn, huống hồ người phụ nữ kia lai lịch không rõ ràng, không có gia đình cũng chẳng có chôn nương thân, thậm chí đến cái tên cũng không có. Biết vậy nhưng vì lòng khoan dung, bà đã chấp nhận mà cho đó là một cái duyên may. Câu nói đầu tiên với con dâu, bà nhẹ nhàng gọi con xưng u nghe thật thân mật gần gũi. Trong thời buổi khó khăn, bà vẫn làm theo những điều cao đẹp ông cha ta đã dạy "Lá lành đùm lá rách" mà cưu mang người phụ nữ xa lạ. Nhờ sự khoan dung ấy, Kim Làn đã chứng minh cho người đọc thấy rằng cho dù hoàn cảnh có đen tốĩ bao nhiêu, cuộc đời có sóng gió bao nhiêu đi chăng nữa thì tình người vẫn luôn tồn tại và tỏa sáng, soi rọi cho những con người bất hạnh đến với nhau mà tìm về hạnh phúc. Đôi với người vợ nhặt, tấm lòng bao dung của bà cụ Tứ thật vô cùng ý nghĩa. Cái gật đầu của bà đã cho thị một gia đình, một chôn nương thân, đế thị thấy rằng cuộc sống này thật ý nghĩa, để thị tìm ra cái hạnh phúc mà thị khao khát.

Những lời bà nói với nàng dâu mới là những lời từ tận đáy tim người mẹ nghèo thương con, bà chả có gì cho con ngoài niềm tin và sự lạc quan vào ngày mai. "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời", bà truyền cho con niềm hi vọng vào cuộc sống sau này. Trong bữa ăn ngày đói, trước hiện thực phũ phàng như thế nhưng bà vẫn luôn vui vẻ, vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn gia cảnh. Bà nói toàn những chuyện vui, toàn những chuyện sung sướng về sau, nào là mua gà, làm chuồng gà rồi chả mấy chốc mà có ngay đàn gà. Rồi bà gọi cháo cám là chè khoán và tươi cười đon đả mời chào. Bà đã làm tất cả để cho con niềm tin vào tương lai, niềm lạc quan mà sông qua những ngày đói. Trước cái hiện thực phũ phàng, bà vẫn không kìm được nước mắt, nhưng vẫn cố gắng không để cho con trông thấy. Sau khi nghe con dâu kể về việc người dân phá kho thóc bà đã cùng con "buông đũa đứng dậy". Chính niềm tin và sự lạc quan của bà cụ đã làm bừng lên sức sống của họ, giúp họ vươn lên nơi vực thẳm của cái chết, để rồi "trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới". Họ đã tìm được sự giải thoát cho mình như cái lập luận ai giàu ba họ ai khó ba đời của bà mẹ nông dân tuy nghèo khổ nhưng giàu nghị lực.

Nếu như con đường của bà cụ Tứ là đứng lên cùng con trai giành lại sự sống thì con đường của người đàn bà hàng chài là chấp nhận số phận. Mụ biết trước mặt mụ là một quãng đường dài đầy khó khăn, nhưng mụ vẫn không ngần ngại dấn bước tới. Mụ nhớ có những lúc gia đình mụ hòa thuận êm ấm, chính những phút giây ấy khiến mụ vững tin vào tương lai. Tuy con đường mụ chọn đầy những khó khăn không hề dễ dàng để vượt qua, nhưng trái tim mụ biết rằng đó chính là con đường đúng đắn của mụ.

Hai người mẹ, bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài; tuy được đặt để dưới những tình huống khác nhau với những sự lựa chọn khác nhau, nhưng cả hai đều tiêu biểu cho người mẹ Việt Nam với những đức tính cao đẹp, tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng hi sinh vì con. Tấm lòng ấy vần luôn luôn bừng sáng trong mọi hoàn cảnh. Người đàn bà hàng chài không tên, cũng như bao người đàn bà vùng biển khác, có cái nhìn thấu hiểu lẽ đời, thất học nhưng vô cùng sắc sảo. Bà cụ Tứ với bản năng sinh tồn mãnh liệt lại là hình ảnh đại diện cho người mẹ nông dân nghèo, yêu thương con, tấm lòng nhân hậu và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Cả hai nhân vật đều là những con người nhỏ bé, bị vùi dập dưới đáy xã hội, nhưng không vì thế mà họ buông xuôi. Chính những phẩm chất tất đẹp cùng với sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong tâm hồn cùng tình thương con vô bờ bếp đã khiến họ trở nên những người phụ nữ mạnh mẽ, đem ngọn hải đăng tình yêu thương thắp sáng cho cuộc đời đầy bão táp.

Leave a Reply