Suy nghĩ của anh (chị) về bệnh “vô cảm’’ trong đời sống hiện nay

DÀN Ý

Giải thích

- Khái niệm vô cảm.

- Bệnh vô cảm ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?

- Truyền thống đạo lí của người Việt Nam từ xưa đến nay.

- Hiện nay, điều kiện vật chất, tinh thần của xã hội ngày càng phát triển thì con người càng có xu hướng sống chỉ biết riêng mình.

- Lấy dẫn chứng từ thực tế, phê phán lối sống ích kỉ.

Khẳng định

Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất đi phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng. Trái tim mỗi con người cần được thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo với cộng đồng. Điều đó sẽ chống lại bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời có ý nghĩa.

BÀI LÀM

Xã hội dang dần tiến bộ theo từng giây từng phút kéo theo sự bận rộn, hối hả của nhịp sống con người. Thế nhưng trong nhịp sống tưởng chừng như bất tận ấy không phải không còn những bất cập. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “Thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành đạo lí của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, những truyền thống tốt đẹp ấy luôn được nhân ta giữ gìn và phát huy. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh những con người sống tốt, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Nói cách khác, họ là những kẻ vô cảm trước hiện thực cuộc sống, trước cộng đồng. Đi sâu tìm hiếu căn bệnh “vô cảm” này chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó và chắc rằng mỗi người sẽ có một suy nghĩ, một cách làm riêng để chống bệnh “vô cảm”.

“vô cảm” là sự thờ ơ, dửng dưng

Thế nào là “bệnh vô cảm”? Dường như tên “căn bệnh” đã hàm chứa cả định nghĩa về chính nó. “Vô” là không, “cảm” chính là cảm giác, cảm xúc, “vô cảm” là sự thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm đến mọi việc đang diễn ra xung quanh, chỉ biết nghĩ đến bản thân với những lợi ích, thành quả thỏa mãn lòng ham muốn ích kỉ. Căn bệnh này quả thật rất khó “chữa trị” và không có loại “thuốc” nào thực sự công hiệu. Dể đẩy lùi được vô cảm là cả một quá trình dài và tốn khá nhiều công sức.

Thực trạng về “bệnh vô cảm” hiện nay đang diễn ra rất phức tạp. Nó có mặt và chung sống với con người từ rất lâu. Trước kia, ông cha ta đã thấy rõ được những tác hại cùa nó nên đã tích cực phê phán, lên án những thói xấu chỉ biết vun vén cho riêng mình: “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Quả thật không thể nào dung thứ được những hành động ấy. “Vô cảm” đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống dân tộc và cũng chính là vứt bỏ chính bản thân mình. Hiện nay, cuộc sống vật chất và tinh thần ngày còn được cải thiện, có quá nhiều cái thu hút, quyến rũ khiến lòng tham không đáy của con người nổi lên kéo theo sự ích kỉ, nhỏ nhen, lãnh đạm, thờ ơ... và cả một trái tim băng giá chỉ biết làm tất cả để thu lợi về bản thân và gia đình mình, thờ ơ với mọi việc đang diễn ra ở xung quanh.Trong cuộc sống thực tại của ngày hôm nay, không khó để tìm ra những con người “vô cảm” ấy. Đối với họ, nhà hàng xóm gặp hoạn nạn, có con cái hay người thân bị mắc vào tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không hay không biết, không hỏi han, an ủi một vài lời. Đi đường, gặp người bị tai nạn, những kẻ “vô cảm” hoặc bỏ đi chắng thèm quan tầm sự sống chết của đồng loại, hoặc dẫu có đến chỗ người bị nạn thì cũng chỉ là dể thỏa mãn sự hiếu kì của mình, giương đôi mắt lãnh đạm nhìn xung quanh, không giúp đỡ nạn nhân vì sợ phải gánh trách nhiệm. Trước những mảnh đời bất hạnh, những cảnh khổ đau của những người tàn tật, họ cũng không mảy may xúc động. Bằng đôi mắt thờ ơ của mình, họ chẳng những không thương xót mà còn khinh thường, rẻ rúng những người kém may mắn ấy. Quả thật đó là những hành động đáng lên án!

Bệnh “vô cảm” có những tác hại thật ghê gớm, không chỉ làm suy thoái đạo đức của một cá nhân, một tập thể mà còn đấy một xã hội, một đất nước đến bờ vực của sự tụt hậu, thoái vong.

“Vô cảm” có thề dẫn đến chết người. Một bác sĩ nếu “vô cảm” sẽ không có tình thương đối với người bệnh, đánh mất đi lương tâm của một người thầy thuốc, quên đi phương châm “lương y như từ mẫu” mà Bác Hồ đã từng răn dạy. Trước một ca cấp cứu, bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch nhưng vì gia cảnh nghèo, không có tiền đề đóng viện phí hay để “bồi dưỡng” cho bác sĩ thì “vô cảm” khiến người bác sĩ chậm trễ trong việc cứu chữa bệnh nhân, cuối cùng dần đến một cái chết oan uống, gây đau khố cho những người thân của họ. Càng chua xót hơn, càng đớn đau hơn nếu người bệnh nhân kia là cha, là mẹ, là người trụ cột trong gia đình. Họ đã ra đi, để lại những đứa con thơ dại, cha mẹ già yếu sống trong cảnh cô đơn, không nơi nương tựa.

vô cảm

Người giáo viên được xem như những người cha, người mẹ thứ hai của học sinh. Nếu “vô cảm” sẽ thiếu tình thương giành cho những dứa con của mình, thiếu nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giáng dạy, truyền lại kiến thức cho học sinh. Vì “vô cảm”, họ sẽ “đào tạo” ra những lớp học sinh thiếu trình độ, thậm chí cũng “vô cảm” như họ. Như vậy các em có còn gì là những chủ nhân tương lai của đất nước! Quả là một môi họa lớn cho xã hội.

Đối với Nhà nước - cơ quan điều hành mọi hoạt động của đất nước, một cán bộ “vô cám” sẽ không nhìn thấy và thấu hiểu được những hoàn cảnh khốn khó của mỗi người dân. Vì thế, người dân sẽ không còn tin vào chính quyền. Do cuộc sống không được quan tâm, các tệ nạn xã hội sẽ dễ dàng “len lỏi” vào từng nhà khiến cuộc sống của người dân vôìi đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Chính những người cán bộ “vô cảm”, thiếu trách nhiệm đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của sự suy vong.

“Bệnh vô cảm” đã làm con người giống như một cái máy không lí trí, không tình cảm. Những người mắc “bệnh vô cảm” chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được thành quả cao trong công việc cũng như trong cuộc sống, đặc biệt họ sẽ không nhận được tình cảm từ người khác.

Thực tế thì chưa hẳn tôi, bạn, và tất cả mọi người đều “vô cảm”, ngược lại số ít người đó lại rất hoà đồng vui tươi, chấp nhận mọi thử thách mà vẫn nở một nụ cười tươi rói. Vậy thì tại sao chúng ta lại không thứ? Hãy nhón chân cao hơn và bạn sẽ bay ra khỏi không gian vô cám ấy bằng chính sự tự tin cùa mình. Làm ngay bây giờ nấu bạn muốn chữa căn bệnh “khó chữa” ấy.

Hiện tại, đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn khố cực, mỗi người chúng ta cần phải ý thức được tác hại và phải tích cực chông bệnh “vô cảm”, phải sống có tình thương, có trách nhiệm với cộng đồng và đặc biệt là hãy mở lòng đô'i với cuộc sống. Chúng ta hãy sống gắn bó với cộng đồng theo truyền thống tót đẹp của dân tộc “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thế thương thân”, phải biết yêu thương, kính trọng và sống hết lòng với mọi người xung quanh. Dó là “liều thuôc” đặc hiệu nhất để chữa bệnh “vô cảm”. Như vậy thì đất nước Việt Nam mới ngày càng giàu đẹp, xã hội mới ngày càng hiện đại, văn minh.

Leave a Reply