Suy nghĩ của em về nhân vật người đàn bà hàng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

1. Theo diễn biến câu chuyện, cái này có thể chem xen vào được thái độ và sự thay đổi trong cách suy nghĩ của nhân vật Phùng và Đẩu.

2. Bạn đi theo từng ý nhỏ, phương diện,

* Tên gọi: người đàn bà hàng chài. Nguyễn Minh Châu đã không gọi tên cụ thể mà chỉ gọi phiếm định => chị cũng giống như trăm người đàn bà vùng biển khác, nhỏ bé, vô danh, mang ý nghĩa khái quát. Dường như cuộc sống chẳng có gì đáng nói nhưng trong chị lại chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác phải suy nghĩ.

a/ Số phận: Bất hạnh

Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của chồng vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ...

_ Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ:..

_Có mang với 1 anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh

_Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật

Mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị

_Thường xuyên chịu sự hành hạ của người chồng, "ba ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng", cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ"

=> Vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch. Nốt rỗ chằng chịt, gương mặt mệt mỏi, tím ngắt vì những đêm thức trắng kéo lưới, cái áo nâu.., cái quần .., dáng đi chậm chạp, mệt mỏi.

==> Số phận đầy bi kịch được tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ.

b/ Phẩm chất, tính cách:

_Nhẫn nhục, chịu đựng,

(miêu tả cảnh lão đàn ông đánh vợ...chị coi đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình, chị chấp nhận, không kêu van, không trốn chạy). Khi được đề nghị giúp đỡ thì : "....cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó".

-> Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh trên biển ko có người đàn ông....(trích dẫn)

_Tình yêu thương con

Nguyên nhân sâu xa của những điều trên chính là tình thg con vô bờ bến của chị. Sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp..., cùng nuôi dạy các con " Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, ko thể sống cho mình như trên đất được".

Nhân vật người đàn bà hàng chài

Phân tích tình yêu của chị với thằng Phác, chị gửi nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà hận bố,..

=> Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của 1 cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa .

_Người đàn bà vị tha....

_Người đàn bà bằng lòng với cs của mình, "cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi...", hạnh phúc của chị rất bình dị, giản đơn, là trông thấy các con được ăn no, ...

_Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời (phân tích câu chuyện lúc ở toà án nhé)

* Khi khắc hoạ nhân vật Nguyễn Minh Châu tập trung khắc hoạ đôi mắt, và khuôn mặt chị ....

=> Hình ảnh người đàn bà hàng chài là biểu tượng cua tình mẫu tử, yêu con, thông cảm và tha thứ cho chồng....

Đó chính là "chất ngọc mà Nguyễn Minh Châu đi tìm, ánh lên trong lấm láp, bùn đất của cuộc đời"

Leave a Reply