Suy nghĩ của em về thực trạng giáo dục, bồi dưỡng nhân lực và những chính sách đối đãi với hiền tài của nước ta hiện nay

Gợi ý

- Thực trạng giáo dục:

+ Giáo dục-đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục; chất lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt; chưa thực sự là quốc sách hàng đầu.

bồi dưỡng nhân lực

+ Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.

+ Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống…

+ Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân đối.

+ Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là nguyên nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước.

=> Cần có 1 cuộc CÁCH MẠNG ĐỂ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

- Để đổi mới giáo dục cần phải đẩy mạnh việc bồi dưỡng nhân lực:

+ Cần có chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhân tài riêng và phải thực hiện đồng bộ từ khâu phát hiện nguồn, phân loại và xây dựng quy hoạch nhân tài, xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đến sử dụng và đãi ngộ nhân tài

CÁCH MẠNG ĐỂ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

+ Thống nhất về quan niệm, xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá để nhận diện nhân tài

+ Đổi mới chế độ thi, tuyển sinh tạo nguồn lựa chọn nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng

+ Cải cách phương thức đào tạo nhân tài

+ Xây dựng hệ thống trường đại học hiện đại đạt chuẩn quốc tế bằng cách áp dụng sáng tạo những mô hình tiên tiến của các nước phát triển

+ Cải cách thể chế quản lý giáo dục; mở cửa, quốc tế hóa các trường đào tạo nhân tài

- Chính sách đối đãi với nhân tài cần phải thay đổi nhiều mảng:

+ Bỏ chính sách tuyển dụng nhân tài nặng về bằng cấp mà thiên hướng tuyển dụng nhân tài cả về bằng cấp lẫn kĩ năng mềm

+ Lương được trả theo hiệu quả công việc và thường xuyên được điều chỉnh, đảm bảo cạnh tranh được với khối tư nhân.

+ Coi trọng việc tạo lập môi trường cạnh tranh để các nhân tài, đặc biệt là nhân tài trẻ phát huy năng lực cá nhân của mình.

+ Việc bổ nhiệm lên chức danh, chức vụ cao hơn, tạo điều kiện thăng tiến trong công việc cho nhân tài dựa trên tài năng chứ không dựa trên thâm niên hay tuổi tác.

+ Đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước; sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm.v.v...

Leave a Reply