Suy nghĩ về ý kiến: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi. (Trích đề thi Cao đẳng khối C, D năm 2013)

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý kiến

- Tử tế là lòng tốt trong đối xử; ti tiện là nhỏ nhen, hèn hạ

- Ý kiến trên nói về cách ứng xử khác nhau của hai loại người trước cùng một sự việc là: “khi có lỗi”, người tử tế thì cư xử đàng hoàng, đứng đắn còn kẻ ti tiện thì cư xử man trá, tồi tệ.

2. Bình luận ý kiến

Khi có lỗi, người tử tế sẵn sàng nhận lỗi:

+ Người tử tế là người coi trọng đạo đức, văn hóa, thiết tha với sự tiến bộ và hoàn thiện nhân cách của mình, giàu lòng tự trọng và tôn trọng con người, biết cư xử đúng đắn, sòng phẳng, công bằng.

+ Người tử tế có lòng trung thực, tự tin nên có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm, dám đối diện với khuyết điểm và lầm lỗi để hoàn thiện bản thân; không đang tâm đổ lỗi của mình cho người khác, khiến người khác phải gánh chịu những tội lỗi vốn của mình.

Khi có lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách dổ lỗi:

+ Kẻ ti tiện không coi trọng đạo đức, văn hóa, do nhân cách quá kém nên luôn thiếu tự tin; thường lo sợ, che giấu những yếu kém của mình mà không chịu sửa chữ để tiến bộ và hoàn thiện mình; không dám đốì mặt với khuyết điểm, không dám chịu trách nhiệm.

+ Kẻ ti tiện chỉ lo đổ thừa khuyết điểm, lầm lỗi cho người khác để chối tội, trốn tránh trách nhiệm; hành vi đổ lỗi càng làm cho bản thân ti tiện hơn, vì dấn sâu vào dối trá; làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người với người cũng như đời sống xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành dộng

- Bằng trí thức và trải nghiệm của bản thân, cần nhận thức đúng về tính tích cực của hành vi dám nhận lỗi và tình tiêu cực của hành vi đổ lỗi cho người khác cùng như ánh hưởng cùa nó đối với xã hội và con người.

- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nhân cách, nâng cao ý thức tự trọng để có thái độ dúng đắn trước lỗi lầm; góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh; trân trọng, khuyến khích sự dũng cảm, trung thực của những người biết nhận lỗi; nghiêm khắc phê phán những kẻ tìm mọi cách đồ lỗi cho người khác khi mắc sai lầm.

BÀI LÀM

Con người dù có tốt có giỏi đến mức nào, ai có thể vỗ ngực: “Ta đây chưa một lần mắc lỗi”? Bởi vì từ khi sinh ra đã không có ai hoàn hảo. Dù có một đầu óc minh mẫn, thì cũng có lúc nó mờ đi làm ta chếnh choáng. Dù có một lí trí vững chắc thì cũng có lúc nó phải lầm đường lạc lối. Nhưng đánh giá phẩm chất một người không phải là ta đã phạm bao nhiêu lỗi, lỗi như thế nào, mà là cách ta đối mặt với nó. Có ý kiến cho rằng: “Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.” Trôn tránh như một kẻ hèn nhát hay đối mặt như một người dũng cảm đó là quyền lựa chọn của mỗi người. Liệu có ai thích bị gọi là “ti tiện”?

Người tử tế là người coi trọng đạo đức

Chắc chắn không có ai muốn mình là một kẻ ti tiện cả nhưng họ không nghĩ chỉ một hành động đồ lỗi lại bị cho là “ti tiện”. Họ quên mất rằng ti tiện đơn giản là hèn nhát, nhỏ nhen. Đó là những kẻ chỉ nghĩ cho bản thân mình, thậm chí không từ bât kì diều gì chí đế tốt cho bản thân nhưng lại là những kẻ “miệng hùm gan sứa”. Còn tử tế thì trái ngược. Người tử tế luôn là người biết cách đối xử với mọi người, từ cách ăn nói đến hành động thái độ trước những việc xảy ra trong cuộc sống. Ý kiến trên đã chi ra hai cách ứng xử khác nhau của hai kiểu người trước việc “có lỗi”. Người tử tế thì cư xử đàng hoàng, họ sẵn sàng đứng ra nhận lỗi của mình.

Còn kẻ ti tiện lại không dám đứng lên mà lại co rúm phía sau, đẩy tội qua người khác chì để cho mình được thoát, mình không có lỗi.

Ông bà ta từ xưa đã để cao câu: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Con người mà, ai thẩn thánh đến mức không bao giờ mắc lỗi. Điều quan trọng là đứng ra nhận lỗi, đó chính là “người tử tế'’. Họ luôn coi trọng những chuẩn mực đạo đức cùa xã hội, coi trọng nhân cách và phẩm giá của mình. Họ có một lòng tự trọng cùa riêng mình. Đơn giản, những gì mình đã làm thì mình phải nhận, dù tốt dù xấu. Một người có lòng tự trọng không thể là người chấp nhận nhìn người khác bị oan trong khi đó là lỗi của mình. Tại sao ta không tự hỏi, vì sao pháp luật nhà nước lại khoan hồng cho những phạm nhân truy nã khi họ tự thú? Đâu phải ngẫu nhiên những bán án nặng nề thậm chí được giảm đi một nửa dù họ đã gây ra những lỗi lầm trầm trọng? Bởi một khi đã tự ý thức được việc mình làm là sai và dám đi tự thú thì dó là một sự dũng cảm và bản lĩnh dáng trân trọng. Đúng như vậy, những người biết sẵn sàng nhận lồi phải có một bản lĩnh và sự dũng cảm mới có thể đối diện với khuyết điểm, những lỗi lầm. Họ mong muốn hoàn thiện mình, muốn sửa sai, muốn được trở thành người tốt. Chân thành nhận lỗi là điều đầu tiên mà mồi người chúng ta cần làm khi mình làm sai. Có những chuyện chỉ cần một lời xin lỗi chân thành đã giải quyết dược, nhận lỗi cũng là một cách đế hòa giải những bất đồng.

Nghe có vẻ như nặng nề nhưng thực chất “người tử tế'’ chỉ ở xung quanh ta. Đó là khi đứa bé làm vỡ bình hoa và nó mếu máo nhận lỗi mà không đổ lỗi cho con mèo hay con chó. Dó có thể là khi học sinh dám thừa nhận mình nói chuyện hay đã gian lận. Đó là những nhân viên nhận lỗi trước sếp vì hành động lười biếng của mình chẳng hạn. Hay là những lời xin lỗi trước mọi người trong công ty khi có những chiến lược hoạt dộng sai lầm,... Rất nhiều những “người tử tế” xuất hiện bình dị ớ xung quanh ta, từ một đứa bé, một học sinh, một nhân viên, một giám đốc,... Hay đôi bạn bất đồng ý kiến, có một người đứng ra nhận lỗi thì mọi chuyện sẽ trở nên êm đẹp,... Có thể những điều này nhỏ nhặt nhưng nếu lặp lại nhiều lần cái nho nhỏ ấy thì nó sẽ trở thành cái nếp, trở thành tính cách riêng của mỗi người. Để rồi sau này mỗi người đều có thế dũng cảm nhận lỗi khi mắc những sai lầm lớn mà không đớn hèn đổ lỗi cho người khác.

Nhận lỗi là quá khó khăn chăng? Tại sao chúng ta không thể nhận lỗi? Có lẽ do một phần nào sự tự ti và sự lo sợ. “Nhân chi sơ, tính bản thiện” - con người chúng ta sinh ra vốn dĩ lương thiện, nhưng cách mà chúng ta đối diện với những gì xảy ra xung quanh hình thành nên tính cách. Có lẽ không ai muốn mình trở nên ti tiện, nhưng do thiếu tự tin, không biết giá trị của bản thân mình từ đó không có lòng tự trọng mà một con người cần có. Thế cho nên họ luôn tìm cách che giấu những khuyết diểm cúa mình, mong đừng ai biết. Không muốn đối mặt hay chính xác hơn là không dám đối mặt với những sai lầm dế sửa chữa và hoàn thiện mình. Họ có một nỗi sợ lớn, sợ người khác sẽ hơn mình, sợ mọi người sẽ đánh giá mình, họ sợ không đạt được những gì mình mong muốn. Những kẻ “ti tiện” ấy chỉ còn cách là đố lỗi cho người khác dể mình được “trong sạch”. Họ không biết chính vì thế mà họ mắc thêm một sai lầm lớn nữa đó là vướng vào cái bẫy của sự “dối trá”, họ càng vùng vẫy dùng sự dối trá để thoát ra thì càng bị nhấn sâu, dính chặt trong cái xấu xa. Ta đã nói dù đó là một lỗi nhỏ nhưng đố lỗi cho người khác cũng là một sự hèn hạ. Huống hồ có những lúc đồ lỗi chỉ vì người đó hèn nhát, nhưng cũng có lúc là vì rắp tâm hãm hại người khác để trục lợi cho mình. Có từ nào có thể miêu tả ngoài xấu xa, ti tiện?

Tử tế là lòng tốt trong đối xử

Có một người nước ngoài chia sẻ rằng, dường như người Việt quên mất cách xin lỗi. Ông kể, tôi dừng chân tại một quán ăn khá đông đúc, món Phở nổi tiếng của Việt Nam. Khi tô phở nghi ngút được bưng ra thì ông phát hiện trong tô của mình có vài sợi ni-lông vướng vào sợi phở. Õng gọi chủ quán và chỉ có ý định nhắc nhở cẩn thận. Nhưng khi đề cập đến thì bà chủ quán chối nguầy nguẩy, khăng khăng quán mình luôn hợp vệ sinh, cẩn thận. Dù rõ ràng có một sợi ni lông vướng vào bát phờ. Một lời chia sẻ ngắn, một chuyện hết sức bình thường thôi nhưng tại sao bà chủ lại không nhận lỗi? Vì sợ quán mất khách? Vì sợ mất tiếng tăm của quán? Có lẽ là thế. Nhưng bà chủ ấy lại quên rằng, trong lúc cãi nhau với người nước ngoài kia thì những khách hàng trong quán đã chứng kiến tất cả. Họ sẽ nghĩ gì? Chỉ một lời xin lỗi nhưng không được thực hiện đã phần nào làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, chuyện đó có đáng chăng? Hay câu chuyện người kia đổ xăng làm vấy bẩn cái áo sơ mi của khách nhưng cũng không có một lời xin lỗi. Câu chuyện về những cô, cậu học sinh còn nhỏ nhưng lại lên tiếng chửi lại đàn anh, đàn chị bằng những lời khiếm nhã, đến khi mọi người góp ý lại không thèm nghe với thái độ bất cần đời,... Những câu chuyện như thế cứ thấy rồi lại quên đi không chú ý. Vì sao? Vì nó quá nhỏ bé so với những gì ghê gớm xảy ra trong cuộc đời này, nó không đáng nhận hai chữ “ti tiện”?. Đúng, nhưng góp gió thì thành bão, nếu không ý thức ngay từ đầu sự ích kỉ xấu xa của hành động chối lỗi và đố lỗi cho người khác thì sẽ như thế nào. Cuộc sống luôn luôn thay đổi, sẽ không có chỗ đứng cho những người chỉ suốt ngày lo sợ rằng người ta sẽ biết mình mắc sai lầm, hay vì cái tôi quá lớn mà không chịu nhận mình đã sai mà đang tâm đổ lỗi cho người khác. Khoảng cách giữa “người tử tế” và “kẻ ti tiện” đôi lúc chi cách nhau bởi những phút yếu lòng hèn nhát hay nỗi sợ hãi vô lí mà chọn không nhận lỗi thay vì đứng ra chịu trách nhiệm và sửa sai.

Nhưng có phải chúng ta cũng nên nhìn theo một hướng khác hơn? Người nhận lỗi chưa chắc là người tử tế ? Đó là khi nhận lỗi mà lại là vì thói đạo đức giả, giả vờ biết lỗi nhưng trong lòng lại không cam tâm. Khi đó họ nhận lỗi không phải vì lòng tự trọng, không phải vì mong muôn được hoàn thiện mình mà chỉ là không muôn rước lấy rắc rối, lằng nhằng, chi bằng nhận cho xong. Cũng có khi nhiều người không thế nhận lỗi vì một lí do đặc biệt nào đó, có lẽ lúc này chững chúng ta nên thông cảm cho họ chăng? Thế nhưng với lí do gì đi chăng nữa thì hành động đố lỗi cũng không thể châ'p nhận được. Không có lí do gì để những kẻ “ti tiện” mượn để bao che cho hành động hèn nhát của mình.

Ebbert đã từng nói rằng: “Sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải trong cuộc sống là luôn sợ mắc sai lầm”. Là một trong số học sinh sinh viên, là thế hệ trẻ của đất nước, việc biết chấp nhận sai lầm và dám trung thực nhận lỗi để khắc phục là một dức tính cần phải có. Tuổi trẻ vốn dĩ luôn mắc phải sai lầm, bởi cái hoài bão đôi lúc quá lớn, bởi cái ước mơ nhiều lúc quá xa vời. Nhưng không ai đánh thuế ước mơ, việc gì tuổi trẻ phải phí hoài với những nỗi lo sợ, sợ sẽ thất bại, sợ sẽ mắc sai lầm? Thanh niên học cách nhận lỗi một cách chân thành, rút kinh nghiệm từ những thất bại mới có thế trưởng thành. Không một người thành công nào có dưới một lần phải nói hai từ xin lỗi. Nghệ thuật, xin lỗi là cả một nghệ thuật. Xin lỗi làm sao đế người khác thoải mái nhưng cũng không hạ thấp giá trị bản thân, lúc đó lời xin lỗi cũng như một vũ khí đắc lợi để lùi một bước, tiến hai bước chăng? Và ta cũng không thể quên một điều cấm kị là “tìm cách đố lỗi cho người khác”. Còn trẻ có nghĩa là ta cũng chưa chín chắn, còn trẻ cũng là lúc thấy nhận lỗi là một việc gì đó không hay, cũng đôi lúc không đủ dũng cảm để nhận lỗi nhưng cũng không phải vì thế mà có thế viện cớ đổ lỗi cho người khác một cách đớn hèn. “Chúng ta là con người và đừng tự làm mình hèn hạ” - Cố Ngạn.

Ý kiến đã chỉ ra cho ta thấy thái độ đúng đắn trước lỗi lầm của chính bản thân mình. Nó đề cao, trân trọng những con người trung thực, dũng cảm biết nhận lỗi và phê phán nghiêm khắc những kẻ chỉ biết tìm mọi cách đổ lỗi khi mắc sai lầm. Hướng con người đến một xã hội tốt đẹp văn minh hơn với những môi quan hệ khăng khít giữa người và người mà sự tử tế là một điều cần thiết. Mark Taiwan: “Sự tử tế là loại ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe thấy, người mù có thể đọc được”. Điều cần thiết trước khi học làm một người tốt, một người siêu phàm là làm một người tử tế. Một xã hội dù có tiến xa đến mấy mà không có sự tử tế thì cũng chỉ là cái vỏ bề ngoài mong manh dễ gãy mà thôi.

Leave a Reply