Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo chặt chẽ. Hãy làm sáng tỏ điều đó

a.Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn, súc tích: Nội dung của văn bản bao gồm nhiều vấn đề lớn lao (nguyên lí thời đại, tội ác thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam, chiến công của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám 1945, lời tuyên bố về quyền và sự thật nước Việt Nam, dân tộc được hưởng độc lập, tự do... thái độ, tình cảm của Hồ Chí Minh đối với kẻ thù, với nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới...), tư liệu, chứng cứ phong phú, gắn liền với hơn 80 năm lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam... Nói cách khác, Tuyên ngôn Độc lập đề cập tới nhiều vấn đề vừa rộng, vừa sâu, mở rộng trong không gian, kéo dài trong thời gian gần một thế kỉ. Vậy mà tác giả viết gọn chưa đầy 3 trang giấy trên 1000 từ. So với bản Đại cáo bình Ngô và nhiều bản Tuyên ngôn Độc lập khác trên thế giới, rõ ràng Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh thật sự ngắn gọn, súc tích.

Tuyên ngôn độc lập

b. Tuyên ngôn Độc lập dùng những thao tác lập luận thật sắc sảo, chặt chẽ

- Ở phần Mở bài (đặt vấn đề): Tác giả sử dụng thao tác giải thích (câu ấy có ý nghĩa là...), kết hợp thao tác tổng - phân - hợp để dẫn dắt ý (nêu nguyên lí chung, sau đó triển khai ý cụ thể giải thích nguyên lí, rồi nhấn mạnh: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được"). Từ mở bài, tác giả chuyển xuống thân bài bằng cụm từ liên kết: "Thế mà hơn tám mươi năm... nhân đạo và chính nghĩa" vạch trần bản chất bịp bợm, phản dân chủ, trái với nguyên lí mà Tuyên ngôn Nhân quyền.... của Pháp, dùng phép "gậy ông đập lưng ông", lên án tội ác thực dân Pháp. Lập luận như thế thật sắc sảo, chặt chẽ.

- Ở phần Thân bài (giải quyết vấn đề) và Kết bài (kết thúc vấn đề), tác giả phối hợp thao tác chứng minh với phân tích, bác bỏ, bình luận... một cách hài hoà. Điều đó cũng chứng tỏ ngòi bút của Hồ Chí Minh thật sắc sảo, chặt chẽ.

Leave a Reply