Tại sao phải chuyển nền văn học trung đại sang nền văn học hiện đại?

Trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đoạn duy nhất có hiện tượng đan xen hai yếu tố cũ và mới trong sáng tác của một tác giả, có khi trong cùng một tác phẩm. Hai yếu tố cũ và mới ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật được kết hợp nhuần nhuyễn và phổ biến trên khắp các thể loại, tạo ra những giá trị đặc biệt, không thể xếp vào kho tàng văn học trung đại mà cũng chưa thể công nhận là một tác phẩm văn học hiện đại.

Tại sao phải chuyển nền văn học trung đại sang nền văn học hiện đại

Ở giai đoạn đầu thế kỉ XX, có nhiều tác giả do tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây, từ công tác dịch thuật họ đã chuyển dần sang phỏng tác theo các tác phẩm văn học Pháp. Họ đi đến viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch. Đó là những thể loại mới- thể loại văn học hiện đại. Họ đã từ bỏ văn chương chữ Hán, tránh dùng những điển cố, điển tích, đưa lời ăn tiếng nói của nhân dân vào trong sáng tác văn học. Họ cố gắng vượt khỏi những ước lệ khắt khe khi xây dựng thế giới nhân vật. Có thể nói rằng, về mặt nghệ thuật, họ đã có những đổi mới đáng kể, mặc dù không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Điều muốn nói ở đây là trong lớp vỏ có phần mới mẻ ấy, họ vẫn tiếp tục thể hiện những nội dung cũ kĩ, thậm chí bị xem là lạc hậu lỗi thời. Trong ba mươi năm đầu thế kỉ, có nhiều nhà tiểu thuyết Nam bộ, có cả những nhà viết kịch ở Bắc bộ tiếp tục thể hiện những vấn đề đạo lí trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, đạo lí đó có phần nào vượt ra ngoài quan niệm của Nho giáo và tiến gần đến đạo lí bình dân của người lao động.

Sự kết hợp hai yếu tố cũ và mới trong cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật là hiện tượng phổ biến nhất trong văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX.

Có thể khẳng định rằng trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đoạn duy nhất có sự tồn tại đan xen hai nội dung văn học của nhà nho và người sáng tác mới. Các giá trị truyền thống được đặt cạnh một số thành tựu hiện đại và luôn trong thế cạnh tranh nhau. Tính giao thời của văn học thể hiện ở sự lắp ghép, pha tạp các yếu tố cũ và mới ở văn học trung đại và hiện đại, phải có yếu tố xúc tác là ảnh hưởng của văn học phương Tây mới có thể tạo ra kết quả như trên

“Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này sang thời kì khác, cái mới cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn xung đột, chưa ổn định.”

Leave a Reply