Thuyết minh tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825, thường được gọi là "bản Kinh". Bản khắc in đó nay không còn nữa nhưng còn lưu lại những phiên bản di dịch ít nhiều. Ngoài "bản Kinh" do Phạm Quý Thích cho khắc in, một số dị bản nữa được in sau đó ở Hà Nội do các nhà in phát hành, thường gọi là "bản Phường".

Thuyết minh tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nguyên bản tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An.

Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.

Theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận"

Nội dung: 3 phần [...]

- Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt. Đây là một trong số ít các tác phẩm lớn được nhiều người dân đủ mọi tầng lớp học thuộc lòng. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hoá của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Ngày nay, tên một số nhân vật và địa danh trong Truyện Kiều được sử dụng trong đời sống với nghĩa tương tự:

  • Sở Khanh: chỉ những người đàn ông phụ tình.
  • Tú Bà: chỉ những người phụ nữ môi giới, bảo kê cho gái mại dâm.
  • Hoạn Thư: chỉ những người phụ nữ có máu ghen thái quá.
  • Lầu xanh: nơi chứa gái mại dâm.

Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt

- Giá trị hiện thực

Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX (xã hội đồng tiền, xấu xa đồi bại và những bất công). Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là nỗi khổ của nhiều phụ nữ có nhan sắc: "Hồng nhan bạc mệnh".

- Giá trị nhân đạo

  • Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ và tài sắc của người phụ nữ.
  • Thông cảm và đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ của con người,đặc biệt là với nỗi khổ của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến
  • Thể hiện khao khát trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
  • Ước mơ tự do công bằng trong cuộc sống.

- Giá trị nghệ thuật

+ Ngôn ngữ

  • Bài thơ viết dưới dạng văn học dân gian. Bên cạnh đó Nguyễn Du còn vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ, ca dao, các điển cố điển tích vào trong Truyện Kiều khiến cho bộ truyện Nôm đã trở thành một tập Đại thành ngôn ngữ của căn học dân tộc.
  • Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật
  • Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cánh và hoàn cảnh nhân vật

+ Tả người

  • Nhân vật chính diện: Ngòi bút ước lệ, dùng hình ảnh thiên nhiên tả người. Là nhân vật lý tưởng hóa của Nguyễn Du
  • Nhân vật phản diện: Tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn Du

+ Tả cảnh

  • Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật.

Leave a Reply