Thuyết minh về tác phẩm Tức nước vỡ bờ

Tức nước vỡ bờ

"Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937). Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.

Tắt đèn đã được đưa vào chương trình giáo dục văn học Việt Nam trong sách Ngữ văn 8, tập một (đoạn trích Tức nước vỡ bờ) và đã được điện ảnh Việt Nam chuyển thể thành một bộ phim. Tắt đèn là một tác phẩm mang tính chất của một luận ngữ phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời của thế kỉ 20, tắt đèn là luận văn mang tính nghệ thuật cao góp phần thúc đẩy quá trình nhận thức của xã hội đương đại, nó đúng là tác phẩm hay nhất đương thời làm cho giới nghệ sĩ luôn khó khăn trong việc đả kích chế độ "tư nhân sở hữu". Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: "Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nỗi loạn"."

Leave a Reply