Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện sau: Một lần, Phật tổ hỏi các đệ tử của mình: "Làm thế nào để một giọt nước không bị khô cạn?" Không ai trả lời, phật tổ nói: "Trả giọt nước trở về với đại dương!"

Những câu chuyện sâu sắc xoay quanh những ngôn hành của Phật Tổ suốt bao nhiêu năm qua luôn được suy nghiệm, tìm hiểu không phải chỉ bởi những nhà sư - những người tu hành mà bởi rất nhiều người, nhiều lứa tuổi, từ nhiều nền văn hóa khác nhau mong cảm nhập được chút ánh sáng chân lí, tìm được lẽ sống chân chính trong cuộc đời vốn không ít khổ đau, bất hạnh này. Mỗi câu chuyện chứa đựng một bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc. Và mỗi người lại tìm thấy những tia sáng riêng từ đó. Và đây là tia sáng tôi nhận ra từ câu chuyện này.

Trả giọt nước trở về với đại dương

Mỗi người hãy biết vượt qua những giới hạn cá nhân, vượt lên sự ích kỉ, ti tiện, nhỏ hẹp để hòa nhập cùng cộng đồng, tìm ra lẽ sống chân chính và bất tận, bất diệt giữa nhân quần. Đó cũng chính là quá trình trở về với cái bản chất chân thật (Bản lai chân diện mục), về với cái cội nguồn sâu xa, rộng lớn, về với bản ngã của ta, để tìm lại chính mình trong sự hòa nhập rộng rãi với mọi người. Tựa như giọt nước kia. Nó nhỏ bé, mong manh và dễ "khô cạn" nếu tồn tại đơn độc. Nhưng tự trong bản chất của nó, nó chứa đựng những tính chất của đại dương bao la (ai đó chẳng đã nói, chỉ cần qua một giọt nước có thể thấy được cả đại dương sao). Nó muốn tồn tại, muốn khẳng định mình, muốn tìm được sức mạnh và ý nghĩa chân chính của mình, ko còn cách nào khác là tìm về với cội nguồn sản sinh, nhập hòa cùng cộng đồng.

Nhìn vào thực tế cuộc sống, ta cũng thấy điều ấy thật chí lí. Con người ta không ai có thể sống đơn độc mà phải quần tụ cùng chung sống. Mỗi người đều có cá tính riêng song muốn khẳng định cá tính, trước hết, nó phải hòa nhập với cộng đồng, thể hiện mình giữa cộng đồng. Cũng như văn hóa Việt Nam trong thời đại mới, muốn thêm giàu có, phong phú cần phải nhập lưu vào dòng chảy văn hóa thế giới...

Leave a Reply