Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

- Tính dân tộc được biểu hiện trong nội dung của bài thơ: đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đều hướng tới những vấn đề lớn của lịch sử dân tộc (cuộc kháng chiến chống Pháp; hình tượng đất nước, con người Việt Nam vừa anh dũng, quật cường, vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng, đằm thắm; cảm hứng yêu nước và chủ anh hùng cách mạng).

+ Tính dân tộc còn thâm sâu trong tư tưởng - cảm xúc. Đó là sự trân trọng, thiết tha với mọi nghĩa tình, ân tình, đề cao đạo lí thuỷ chung, son sắt vốn là những quan niệm đạo lí và cách sống đã thành truyền thống của dân tộc và được thể hiện sâu đậm trong ca dao, dân ca.

Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

- Về nghệ thuật, tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” biểu hiện ở cách vận dụng nhuần nhuyễn những yếu tố nghệ thuật quen thuộc của văn học dân gian.

+ Kết cấu đối đáp trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến - đây là một mô tip quen thuộc trong ca dao, dân ca.

+ Những từ “mình”, “ta” và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng, gợi nhớ đến nhiều câu ca dao về tình cảm lứa đôi.

+ Nhiều hình ảnh ước lệ quen thuộc của ca dao, dân ca được Tố Hữu sử dụng rất thích hợp với khung cảnh và tâm trạng trong bài thơ như “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”, “nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”...

+ Âm điệu thiết tha, quyến luyến như những lời ru trong ca dao, dân ca.

Leave a Reply