Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi

Không biết tự bao giờ khi đọc thơ Nguyễn Trãi tôi vẫn có cảm giác gần gũi xiết bao. Người anh hùng dân tộc - người đã viết Bình Ngô đại cáo - bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của lịch sử nước nhà - không chỉ là một nhà quân sự, chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà thơ vĩ đại đã viết lên những vần thơ tươi đẹp về cảnh sắc thiên nhiên đất nước.

Sống trong thời đại của văn chương quy phạm, bao nhà thơ đã ca ngợi những mai, đào, trúc, cúc... thì Ức Trai lại miêu tả “Cây chuối” tình tứ phơi phới sức xuân, sức sống của tình yêu tuổi trẻ rất là bình dị trên đất Việt Nam:

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm

Đầy buồng lạ màu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín

Gió nơi đâu gượng mở xem.

Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi

Cây chuối ấy vốn dĩ đã tốt rồi, nay được hơi xuân thổi qua lại vụt tốt thêm lên nữa. Phải chăng sức xuân đang căng tràn trong lòng nó? Phải chăng nó là một cây chuối còn non? Không đâu! Cây chuối ấy đã “đến thì yêu thương” rồi, đã có buồng rồi kia mà.

Đầy buồng lạ màu thâu đêm

Kì lạ thật! Có bao giờ buồng chuối lại đầy đến tận trên như thế đâu? Và càng kì lạ hơn khi mùi hương của buồng chuối lan tỏa khắp nơi, tràn ngập cả không gian yên tĩnh vào buổi tối, tràn cả vào thư phòng của ức Trai. Chưa hết, nhà thơ của chúng ta còn thấy:

Tình thư một bức phong còn kín

Cái nhìn thật phong tình. Nhìn đọt chuối cuộn tròn, nhà thơ cho đấy là bức thư tình của một nàng thiếu nữ còn e ấp làm duyên và nhà thơ đã xúi giục gió:

Gió nơi đâu, gượng mở xem

ức Trai đã thật tinh tế khi nhìn ngắm và miêu tả cây chuối. Phải có tình yêu thiên nhiên đất nước như thế nào mới có thể thốt lên những lời thơ tuyệt vời đến vậy!

Lòng thơ của Nguyễn Trãi được trải rộng ra khắp nơi, một bến đò mùa xuân cũng thành đề tài thơ của ông:

Cỏ xuân như khói bến xuân tươi

Lại có mưa xuân nước vỗ trời

Bức tranh thiên nhiên ở đây thật là tuyệt mĩ. Một bãi cỏ mùa xuân chạy dọc bến sông, điểm xuyết lên màu xanh mát của bầu trời và cây cỏ là những hạt mưa xuân nhẹ nhàng lất phất. Cảnh sắc ấy cùng với “đường đồng”“con đò” thì có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Mà kể ra cũng lạ thật, tại sao Nguyễn Trãi không tả màu xanh non của cỏ như Nguyễn Du:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Mà lại là “cỏ xuân như khói”. Cảnh ở đây dường như có cái gì đó mờ ảo, nửa thực, nửa hư và dường như nhà thơ đang đứng trong một xứ mộng nào đó, không có thật trên cuộc đời?

Niềm vui thanh thoát của ức Trai là được trải, nhập lòng mình với thiên nhiên. Vì thế cho nên khi từ bỏ cuộc sống trong vòng danh lợi, ông lại quay về với thiên nhiên. Đây là phong cảnh tuyệt vời của Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong rừng có bóng trúc râm

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn

(Bản dịch)

Côn Sơn dưới con mắt của ức Trai sao mà thơ mộng đến vậy. Tiếng dòng suối trong veo luồn lách qua kẽ đá, lọt vào tai như “tiếng đàn cầm" thì thầm trò chuyện. Và kì lạ làm sao khi ta bắt gặp một sự tương ứng giữa Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Hồ Chí Minh)

Bác cảm nhận tiếng suối như tiếng hát còn ức Trai lại liên tưởng đến tiếng đàn. Cả hai tâm hồn hòa đồng với thiên nhiên đều là hai tâm hồn của hai con người vĩ đại.

ức Trai xem cảnh núi rừng Côn Sơn là nhà của mình. đó, nhà thơ được nghe đàn, được ngả mình trên phiến đá phủ rêu, được thong thả ngâm thơ nhàn dưới màu xanh bạt ngàn của rừng trúc. Đọc Côn Sơn ca ta như thấy được cuộc đời của Nguyễn Trãi giờ đây gắn liền với Côn Sơn, chính cảnh thiên nhiên ở đây sẽ xoa dịu tâm hồn ông, biến ông thành một người tiên ẩn thoát tục.

Trì thanh phát cỏ ương sen

Thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi còn được trải ra một cảnh đẹp khác, rất tuyệt vời:

Cửa biển có non tiên

Từng qua lại mấy phen

Cảnh tiên rơi cõi tục

Mặt nước nổi hoa sen

Bóng tháp hỉnh trâm ngọc

Gương sông ánh tóc huyền

Nhớ xưa Trương Thiếu bảo

Bia khắc dấu rêu hoen.

(Dục Thúy Sơn — bản dịch)

Núi Dục Thúy - ngọn núi xinh đẹp nằm giữa dòng sông Đáy lượn lờ được Ức Trai xem như cảnh tiên. Theo ông, đó là cảnh của chốn “non bồng nước nhược" nhưng hình như vì vô tình tạo hóa đã đánh rơi nó xuống trần gian. Hình dáng của nó giống như một hoa sen, đẹp thanh thoát, mặn mà và cũng rất là duyên dáng. Bóng ngọn tháp chẳng khác nào chiếc trâm ngọc cài lên mái tóc huyền của người con gái. Cái nhìn thi vị của Nguyễn Trãi chứa chan niềm trân trọng, quý mến cái cảnh sắc tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho đất nước mình.

Có lẽ những năm tháng ở ẩn, thú vui của Nguyễn Trãi thật đơn giản:

Hái cúc, ương lan hương bén áo

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn

Con người có tài có đức nhưng chán cảnh đua chen danh lợi ấy giờ đây yên thân trong cuộc sống ở thôn quê. Thiên nhiên hữu tình sẽ giúp ông có được những việc làm lúc rỗi, sẽ xoa dịu tấm lòng mà “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông" của ông:

Ao cạn vớt bèo thả muống

Trì thanh phát cỏ ương sen

Yêu thiên nhiên đất nước, yêu từng ngọn mồng tơi từng cây núc nác nên Nguyễn Trãi luôn luôn trân trọng vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên:

Trì tham nguyệt hiện chăn buông cá

Rừng tiếc chim về ngại phát cây

Mucin ngắm nhìn ánh trăng in trên mặt hồ, ông không dám thả cá vì sợ nó khuấy động mặt ao. Muốn có chỗ cho chim chóc về đậu ông không muốn phát cây cỏ. Tấm lòng dành cho thiên nhiên của ông thật là cao quý.

Tóm lại, trong thơ Nguyễn Trãi, thiên nhiên dường như chiếm phần khá cao, từ những danh lam thắng cảnh hùng vĩ đến những cái bình thường như cây chuối cũng đi vào thơ ông và làm xúc động lòng người đọc. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nên ông làm thơ thiên nhiên và cũng chính ông đã giúp ta thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước của mình. Hôm nay và mãi mãi về sau, Nguyễn Trãi cùng những vần thơ tuyệt bút ấy sẽ ghi một dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.

Leave a Reply