Triết gia Thomas Carlyle đã từng nói: "Cảm giác xấu hổ là mảnh đất gieo trồng của mọi thứ đạo đức, mọi cách ứng xử cao đẹp, và mọi tinh thần cao đẹp". Bày tỏ suy nghĩ của em về câu nói trên bằng bài văn nghị luận khoảng 300 từ

DÀN Ý

I. Mở đoạn: Dẫn dắt câu nói ấy của triết gia

II. Thân đoạn: 

1. Giải thích:

- Cảm giác xấu hổ là sự thẹn thùng, ngượng ngùng trước một hành vi lệch lạc nào đó

- Chỉ khi biết xấu hổ, con người mới bắt đầu điều chỉnh hành vi, thay đổi cách ứng xử để ngày một hoàn thiện hơn

Cảm giác xấu hổ là mảnh đất gieo trồng của mọi thứ đạo đức

2. Bàn luận:

- Con người xấu hổ khi họ làm sai, khi họ cảm thấy có lỗi sau một hành động nào đó

- Nhờ vậy, họ sẽ biết cách để chỉnh đốn, sửa chữa lỗi lầm dù người ta có biết hay không

- Thông qua tất cả điều đó, họ sẽ dần hoàn thiện bản thân, sống đẹp hơn và vốn đạo đức được mở rộng hơn

- Cũng tồn tại một số bộ phận đã mất đi dây thần kinh xấu hổ, sai không biết sửa mà còn ương bướng. Cần phê phán những người như vậy

3. Rút ra bài học nhận thức:

- Làm sai không xấu, không biết nhận lỗi mới xấu. Biết xấu hổ trước những hành vi lệch lạc là đã nhận thức được đúng sai, phải trái và biết cách hoàn thiện, loại bỏ những cái xấu, cái sai là đúng đắn nhất

- Bản thân cần phải học cách xấu hổ trước những gì đã làm sai, cần phải học cách ứng xử, nâng cao ý thức cá nhân và sống đẹp hơn với tất cả mọi người

III. Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của cảm giác xấu hổ

Leave a Reply