Triết lí nhân sinh mà anh (chị) cảm nhận được ở vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch triết lí, đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng, phổ quát về nhân sinh. Triết lí bao trùm của đoạn trích, và cũng là của vở kịch là: con người cần được sống thực là mình, với cuộc sống đầy đủ cả linh hồn và thể xác; nhưng trong thực tế, không phải bao giờ con người cũng có thể đạt được như vậy, nhiều khi con người bị đặt vào tình cảnh không được sống thật là mình, phải đặt trước sự lựa chọn đầy đau đớn. Chủ đề chính còn được mở rộng làm cho sâu sắc và phong phú thêm bằng những triết lí nảy ra ở những tình tiết, những đối thoại của các nhân vật trong mỗi cảnh. Chẳng hạn, trong đoạn đối thoại của hồn Trương Ba với xác người hàng thịt ở cảnh VII, gợi ra triết lí về mối quan hệ chi phối lẫn nhau của tinh thần và thể chất: không thể có một thứ tinh thần cao cả nằm ngoài đời sống thể chất của con người và đời sống thực thể, vật chất của con người cũng cần được đáp ứng, cần được thừa nhận, bởi nó cũng là một quyền tự nhiên, chính đáng. Còn lời đối thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích lại nêu lên một chân lí được rút ra từ trải nghiệm đau xót của chính nhân vật: Không thể sống với hất cứ giá nào được... Có những cái giá quá đắt, không thể trả được... Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết.

Hồn Trương Ba da hàng thịt

Leave a Reply