Trình bày suy nghĩ đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: "Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn"

Dàn ý:

Có thể nói, đây là một quan điểm về Văn chương hết sức tiến bộ của Thạch Lam thời bấy giờ. Ông quan niệm rất rõ ràng, đầy đủ về chức năng của văn học: chức năng nhận thức và chức năng giáo dục.

- Đó là tiếng nói của tâm hồn con người, là phương tiện phản ánh tư tưởng --> "văn chương là khí giới thanh cao và đắc lực" --> nó có tác động sâu sắc tới cảm xúc của con người, có sức thấm thía lay động lòng người. (Văn chương Nguyễn Trãi đã từng được đánh giá là có sức mạnh hơn 10 vạn quân đấy thôi)

(Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết:

Chở bao nhiêu đạo thuyền ko khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

hay, Sóng Hồng từng phát biểu quan niệm:

"Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền.)

Thạch Lam cũng như những nhà văn chân chính thời ấy, ông có quan điểm hết sức đúng đắn về vai trò của văn chương.

Ông ko chỉ coi văn chương là thứ vũ khí đắc lực, nếu chỉ có vậy, văn chương sẽ bị lợi dung để phục vụ cho những mục đích tầm thường thấp kém. Thạch Lam còn khẳng định thêm rằng: Văn chương phải là vũ khí thanh cao, tức là cái sắc nhọn của "khí giới đắc lực" Văn chương vào những mục đích cao cả, thiêng liêng.

Văn chương là một thứ khí giới thanh cao

Cuộc đời xưa nay vẫn luôn tồn tại bao bất công ngang trái, bao giả dối xấu xa và đê tiện... Chừng nào cái xấu, cái ác còn tồn tại, thì nhân loại nói chung còn gánh chịu nhiều nỗi đau nỗi khổ, và cuộc tranh đấu giữa 2 phe thiện và ác vẫn còn tiếp diễn, loài người tiến bộ luôn ủng hôj vun trồng cái tốt và đẩy lùi, bài trừ cái xấy. Trong "sự nghiệp" lớn lao này, văn chương đã tham gia và có những đóng góp ko nhỏ, nó đã thể hiện đúng sứ mệnh, vai trò như 1 "thứ khí giới thanh cao và đắc lực" mà "chúng ta có" (con người có) "để vừa tố cáo và thay đổi cái 1 cái thế giới giả dối và tàn ác".

(Nam Cao nói: nhà văn phải mở hồn ra mà lắng nghe mọi âm thanh của cuộc đời, Lỗ Tấn đã chuyển từ nghề thuốc sang chữa "bệnh tinh thần" cho quốc dân, Macxim Gỏki có ảnh hưởng lớn đến phong trào công nhân Nga...)

--> Văn chương phải luôn đứng giữa cuộc sống, hoà mình vào dòng chảy cuộc sống (chứ ko được thoát li cuộc sống) để phơi bày, mổ sẻ những cái xấu, để giúp con người nhận thức rõ hơn về những vấn đề còn tồn tại, đánh thức và cảnh tỉnh con người, hướng con người tới những hành động thay đổi xã hội, và định hướng cho con người phương hướng để thực hiện...--> Góp phần làm xã hội ngày một tốt đẹp và trong sạch hơn => Thạch Lam đã có quan điểm rất tiến bộ và tầm nhìn xa.

Nhưng ông còn có tầm nhìn sâu, ông ko chỉ thấy vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Văn chương đích thực phải là thứ văn làm tâm hồn con người giàu đẹp hơn, phong phú hơn trong đời sống tinh thần, giúp con người biết sống hướng thiện và lành mạnh trong sáng. Bằng sức mạnh nghệ thuật ngôn từ, văn chương có khả năng đi sâu lý giải những biến chuyển tinh vi, bí ẩn sâu thẳm trong tâm hồn con người, có khả năng dự báo tính cách và số phận con người, để đánh thức trong mỗi người tình cảm yêu thương, những phần nhân văn, nhân bản nhất trỗi dậy, giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về mình và mọi người, thôi thúc con người đến với chân lý sống bằng sự tự nguyện. (Hămlet trong vở kịch của Seakerspear đã đặt ra 1 câu hỏi day dứt người đọc: "tồn tại hay ko tồn tại"...) => Đó là những bài học nhân văn, những liều thuốc tinh thần vô giá mà văn chương đã mang đến cho mỗi người đọc.

Những quan điểm trên của Thạch Lam cũng thống nhất, với sự nghiệp sáng tác của ông. Dù ông là 1 nhà văn lãng mạn, nhưng nó vẫn bắt rễ sâu với hiện thực cuộc sống. Giọng điệu văn chương của ông nhẹ nhàng, đượm màu thơ, thanh khiết nhưng được chắt lọc từ cái cây hiện thực, ở đó là những cành lá của tình người, của tâm hồn con người. Nó được phát triển từ bên trong mạch ngầm của đời sóng tâm linh của biết bao những cảnh đời, những số phận bình dị ngoài kia --> vừa ngợi ca nét đẹp trong tâm hồn, tình yêu thương đùm bọc giữa người với người, vừa đau đớn xót xa trước những nỗi đau, nỗi khổ mà con người phải gánh chịu (lấy 1 số tác phẩm của Thạch Lam làm ví dụ minh hoạ: Hai đứa trẻ, dưới bóng hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa, nhà mẹ Lê...)

=> Chính quan điểm và thái độ đúng đắn của Thạch Lam đã giúp cho mỗi tác phẩm của ông đều trở thành văn chương đích thực làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc. (chức năng của văn học)

Leave a Reply