Trình bày ý kiến của anh (chị) từ lời khuyên: "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể" (Ngạn ngữ)

DÀN Ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề, dẫn dắt đến câu ngạn ngữ.

2. Thân bài

Khẳng định, cái đúng của luận dề

- Ước muốn nằm ngoài khả năng sẽ đưa người ta đến bất hạnh.

- Sống theo điều có thể, tìm kiếm những hạnh phúc trong tầm tay mới thực sự là cách lựa chọn đúng đắn

Nhìn nhận vấn đề ở một góc dộ khác

- sống không có mơ ước, luôn hài lòng với thực tại thì cũng dễ bị trì trệ, lạc hậu.

- Mơ ước, khát vọng của cá nhân còn là một động lực để phát triển và sáng tạo.

Bàn luận, mở rộng vấn đề: cần phải có một quan niệm, thái độ sống phù hợp cho từng cá nhân, từng hoàn cảnh.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề.

BÀI LÀM

Từ khi bắt đầu ý thức được cuộc sống, mỗi người có lẽ ai cũng bắt đầu có những ước mơ cho riêng mình. Nhưng không phải ai cũng có thể biến ước mơ ấy thành hiện thực. Ước mơ có được thực hiện hay mãi mãi chỉ là mơ ước, điều đó phụ thuộc vào cách sống của mỗi con người trong từng điều kiện của bản thân, hay nói cách khác đó là sự dung hòa giữa ước mơ và khả năng của mỗi người, về vấn đề này, ngạn ngữ có câu "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể". Câu nói là một lời khuyên đầy kinh nghiệm về một cách sống đúng đắn trong cuộc đời.

Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể

Giữa cuộc đời, con người ta sống nhưng đôi lúc không chỉ để sống mà còn để ước mơ. Nếu cuộc sống thường nhật là động lực thôi thúc con người ta bước trong không gian và đi qua thời gian của hiện tại thì những ước mơ mở đường cho tương lai. Ước mơ là bản phác thảo cuộc sống trong tương lai, chính vì vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Nó có thế là con đường đưa con người đến hạnh phúc, nhưng cũng rất có thề là hô' sâu chôn vùi một cuộc đời. Dựa trên những kinh nghiệm sống lâu dài của những người đi trước, câu ngạn ngữ đã phủ định cuộc sống theo những ước mơ và khẳng định cuộc sống với hoàn cảnh thực tại.

Chúng ta, những con người đã và đang sống trong thế giới của một nền văn minh đã đạt dến đỉnh cao, tất nhiên ai cũng thừa hiểu những "viên ngọc ước" trong thế giới cố tích mãi mãi chỉ có thế làm được những điều kì diệu trong những câu chuyện mà thôi và tất nhiên cũng sẽ không có một bà tiên hay ông bụt nào có thể giúp ta thực hiện được những ước mơ Mỗi con người tự mình tìm đến những ước mơ thì cũng phải tự mình biến nó thành hiện thực. Chính vì vậy, những ước muốn vượt quá khả năng của con người sẽ dẫn con người ta đến một trong những nỗi bất hạnh lớn nhất của đời người, nỗi bất hạnh bởi sự tuyệt vọng, sự hụt hẫng vì không thực hiện được những điều mình muốn. Bởi những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực một cách ngẫu nhiên mà bao giờ cũng phải dựa trên một cơ sở nào đó mà con người đã có được. Nếu biết chắc rằng không đủ khả năng mà vẫn khăng khăng ôm ấp ước muốn thì mãi mãi cuộc đời con người ấy vẫn ở con số 0 của vạch xuất phát, không bao giờ đạt được một cái gì và tất nhiên cũng sẽ không có được cái gì.

Có thế sẽ có người phản bác quan điểm trên bằng sự nhiệt huyết và lòng quyết tâm. Đúng, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm là hai yếu tô' không thế thiếu trên con đường tìm đến ước mơ nhưng chỉ bấy nhiêu thôi thì chưa đủ. Thử hỏi, nếu bạn khát khao trở thành một ca sĩ nhưng lại có một chất giọng không mấy thiện cảm thì bạn sẽ quyết tâm như thế nào đây khi thay đổi chất giọng vẫn là một điều không dễ ngay cả với y khoa hiện đại. Thử hỏi nếu bạn ước mơ trở thành một nhà hùng biện nổi tiếng nhưng lại e ngại, nhút nhát khi đứng trước người lạ thì sự cố gắng liệu có thể bù đắp được bản tính không. Thử hỏi nếu bạn ước mơ trở thành một siêu mẫu quốc tế nhưng lại có một vóc người thường thường bậc trung thì liệu lòng nhiệt huyêt có đủ sức mạnh để đưa bạn lên sàn diễn. Những ước muốn quá cao xa sẽ rất đẹp nhưng đó mãi mãi chỉ là ảo ảnh đánh lừa cảm giác chứ không thể đánh lừa được thực tế cuộc sống. Vì vậy chạy theo những ảo ảnh của ước muốn chính là sự đánh lừa bản thân một cách mù quáng nhất của con người. Rất có thể những ảo ảnh kia không chỉ khiến con người không đạt được những gì chưa có mà còn mất đi cả những điều đang có. "Thả mồi bắt bóng" cuối cùng sẽ mất tất cả, cả "mồi", cả "bóng", cả hiện tại và cả ước mơ.

Những ước muốn vượt quá khả nàng thực hiện của con người nhiều khi lại chính là lối vào của những tội lỗi. Nếu không thực hiện được ước muốn một cách quang minh chính đại, ai dám chắc rằng con người sẽ không dùng những "con dường tắt" để tiến đến ước mơ, ai dám chắc rằng con người sẽ không bất châp tất cả để đạt được những điều mình muốn. Nhưng nếu không dùng chính sức mình để đạt được những ước mơ thì dù con người có đạt được cũng sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Có thể họ sẽ che mắt được thế gian nhưng không thế đánh lừa được chính mình. Có ai đó đã từng cho rằng có hai bi kịch lớn nhất trong đời người, đó là không đạt được những gì mình muốn và chiếm đoạt được những thứ mình uớc mơ. Những ước muốn quá cao xa là con đường nhanh nhất để đưa con người đến gần hơn với hai bi kịch ấy. Bởi nó khiến con người không đạt được ước mơ, đó là bi kịch thứ nhất. Nó lại khiến con người dùng thủ đoạn đế chiếm đoạt, đó là bi kịch thứ hai. Và dù có rơi vào bi kịch nào con người cũng sẽ rơi vào hô' sâu của nỗi bất hạnh. Bi kịch thứ nhất khiến con người phải chịu sự trừng phạt khắc nghiệt của thực tế cuộc sống và bi kịch thứ hai đưa con người ra trước vành móng ngựa của toà án lương tâm.

vế đầu tiên của câu nói cha ông ta bác bỏ một cách sống không phù hợp, đó cũng là bước khởi đầu để tạo nên tính đúng đắn, tính thuyết phục cho việc sự lựa chọn một cách sống mới, "sống theo điều ta có thể". Cũng như ngoại hình, mỗi người sinh ra đã có những khả năng khác nhau. Có những người có thiên hướng về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, có những người lại nghiêng về các lĩnh vực khoa học xã hội; có những người có năng khiếu trong các môn thể thao, có những người lại cảm thụ tô't ở các bộ môn nghệ thuật... Những khả năng ấy là cơ sở ban đầu để ta lựa chọn những hướng đi trong cuộc sống. Sự lựa chọn phù hợp với khả năng, với những điều ta có thể làm được là cách sống mà câu ngạn ngữ khuyên người ta nên làm theo. Bởi đó mới là sự lựa chọn đúng đắn trong thực tế cuộc sống, mới thực sự có thế đưa con người đến thành công. Bởi cuộc sống không thuộc về những ước muốn viển vông mà thuộc về những ước mơ có thể thực hiện. Bởi hạnh phúc thực sự không nằm ở nơi nào cao xa mà nằm ngay trong thực tế, trong những điều mình đang có hoặc sẽ có trong tầm tay.

Con người ta tồn tại bằng xương, bằng thịt nên cũng chỉ có thề tận hưởng những hạnh phúc trong thực tế chứ không phải trong những ước mơ. Chính vì vậy thật sai lầm khi cho rằng muốn thành công phải có thật nhiều tham vọng, thậm chí vẫn giữ mãi tham vọng dù biết rõ khả năng của chính mình không bao giờ đạt đến được mục đích mà chính mình đã đề ra. Trong cuộc đời trần tục, chỉ có những ước muốn nằm trong những điều có thể mới làm nên được những hạnh phúc thực sự. Những ước muốn cao xa mãi mãi sẽ chỉ có thể nằm trong giấc mơ và sẽ mãi mãi là mơ, trong khi cuộc đời một con người đâu phải toàn là những giấc mơ.

Giữa cuộc đời, con người ta sống nhưng đôi lúc không chỉ để sống mà còn để ước mơ

Câu ngạn ngữ đã đưa ra một lời khuyên hết sức đúng đắn, nhưng liệu có hoàn toàn đúng đắn không khi ta cứ nhìn vấn đề một cách quá dễ dãi như vậy. Ngạn ngữ khuyên con người "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể" có thể là đúng. Nhưng nhà tư tưởng D. Điđơrô lại cho rằng "Nếu không có mục dích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường", câu nói này ta cũng không thế cho là sai. ở đây mục đích trong câu nói của D. Diđơrô cũng chính là những ước muốn trong câu ngạn ngữ. Phải chăng có sự mâu thuẫn trong hai câu nói, phải chăng có sự sai lệch ở một trong hai câu. Nếu vậy ta phải chọn, phải làm theo tư tưởng nào đây khi cuộc sống của ta chưa cho ta đủ những kinh nghiệm cần thiết đề trả lời cho câu hỏi này. Thực ra không hề có sự mâu thuẫn trong hai câu nói. Những mục đích mà Điđơrô gọi là vĩ đại chính là những mục đích tốt, những mục đích cao cả chứ không phải là những mục đích nằm ngoài khả năng như những ước muốn cao xa trong câu ngạn ngữ. Chính vì vậy câu ngạn ngữ cũng hoàn toàn đúng trong trường hợp này.

Nhưng không có cái gì là tuyệt đối, không bao giờ có một lời nói sai hoàn toàn, cùng không bao giờ có một câu nói hoàn toàn đúng. Câu ngạn ngữ này cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nhìn ở một góc độ khác, câu ngạn ngữ vẫn có điểm không hợp lí. Nó khuyên con người hãy sống với thực tại, điều đó đúng, nhưng có đúng không khi trong đó có bao hàm cả sự vừa lòng với những gì mình đang có. Sự thoá mãn với những cái đã có và chắc chắn có khiến cuộc sống trở nên nhàm chán, vô vị và đáng nói hơn nó còn khiến con người bị trì trệ, lười nhác, tự mãn. Những ước muốn là mục đích và cũng là động lực cho sự phát triển của cuộc sống. Nếu luôn luôn vừa lòng, luôn luôn thoả mãn, con người sẽ không tìm thấy mục đích để hướng tới và cũng không thể có được một sinh lực sống dồi dào. Chính vì vậy, sự nhất nhất phủ định những ước muốn và khẳng định những thứ đang có trong tầm tay đâu phải là một chân lí. Sự trì trệ, lạc hậu của con người sẽ dẫn đến sự trì trệ lạc hậu của xã hội. Hãy thử hình dung, người xưa đâu thể làm nên được những chiếc thảm bay, nhưng nếu họ cũng không dám ước mơ có nó thì làm sao có được những chiếc máy bay hiện đại như ngày nay; những y bác sĩ trước kia đâu biết được những phương pháp chữa bệnh lao, bệnh phong nhưng nếu họ cũng không dám khát khao tìm ra phương pháp chữa bệnh thì làm sao những căn bệnh ấy có thế bị chế ngự trong hiện tại...

Thì ra không có câu ngạn ngữ hay lời triết lí nào là hoàn toàn đúng. Nó chỉ đúng khi con người ta biết vận dụng nó vào cuộc sống với từng hoàn cảnh, từng cá nhân cụ thể. Có những lúc con người không nên quá viển vông, nhưng có những lúc cũng nên có những ước mơ đế mạnh dạn hơn trong hành động, để tích cực trong cuộc sống, đê không phí hoài những nguồn năng lượng tiềm tàng trong mỗi con người. Chỉ có những kẻ điên rồ mới giữ mãi những ước mơ khi biết rõ nó không bao giờ trở thành hiện thực. Nhưng rụt rè, không dám ước mơ lại là một kẻ hèn nhát. Muốn không phải ôm ấp những giấc mộng xa vời nhưng cũng muốn không phải hối tiếc vì dã quá tự ti là một điều không phải dễ. Để làm được điều dó quan trọng nhất mỗi con người phải tự hiểu mình, tự lượng sức mình để có một cách sống, một mục tiêu cho phù hợp với từng cá nhân và cả cộng đồng. Sự xác định khả năng của bản thân có thể được thực hiện nhanh chóng nhờ những năng khiếu lộ rõ, nhưng cũng có thế không được biểu hiện một cách rõ ràng. Đó là lúc mỗi chúng ta phải nhờ đến sự tư vấn của gia đình, thầy cô, bạn bè... ngoài sự lựa chọn của bản thân. Xác định được khả năng của bản thân tức con người đã xây dựng được một nền móng vững chắc cho tương lai và ngược lại không hiểu mình cũng đồng nghĩa với việc ta tự chôn mình trong những áo vọng xa vời, thậm chí là nực cười.

Cũng như bao câu ngạn ngữ khác, câu nói đã cho chúng ta một lời khuyên rất đúng đắn về cách sống. Đốì với tuổi trẻ đó là một kinh nghiệm sống vô cùng quý giá, là một lời thức tỉnh rất kịp lúc. Bởi nếu cứ đợi đến lúc cuộc đời đã tới "cái dốc bên kia" mới nhận ra sự sai lầm của mình thì đó cũng là lúc con người ta mất tất cả. Và cuộc đời vô vị là cái giá phải trả cho sự theo đuổi những giấc mơ một cách mù quáng

Leave a Reply