Trong bài “Một góc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi”, tác giả Thanh Thảo có viết: “(...) Quần tụ... Quảng Ngãi" Báo Quảng Ngãi, ngày 12 - 02 - 2012). Đoạn văn trên gợi cho anh / chị suy nghĩ gì

Đề bài

Trong bài “Một góc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi”, tác giả Thanh Thảo có viết:

“(...) Quần tụ chung quanh bức tượng Bác Hồ là những cụm san hô, những vỏ ốc biển và những lọ đựng cát cùng 4 tấm ảnh khổ 30/40cm. Tất cả đều có kích thước rất khiêm tốn. Nhưng tất cả đểu là những hiện vật được mang về từ quẩn đảo Hoàng Sa. Tác giả của những hiện vật và những tấm ảnh hiếm hoi vô giá chụp một bãi cát vàng ở Hoàng Sa chính là ngư dân Mai Phụng Lưu. Anh Lưu đã cùng các con mình “đổ bộ” lên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, và ở đó, bố con anh đã thắp hương, hốt cát, nhặt mấy cụm san hô, mấy con ốc biển từ hòn đảo này..

... Mai Phụng Lưu chỉ là một ngư dân, một người đánh cá lương thiện và yêu hòa bình. Anh cho biết: “Hoàng Sa là của tổ tiên tôi, của tổ tiên chúng ta. Tôi không việc gì phải sợ hãi khi di đánh cá ở những vùng biển ấy. Những hòn dảo thiệt đẹp ở dó cũng của tổ tiên chúng ta, vì thế tôi có cảm giác như đang ở Lý Sơn quê mình mỗi lần tôi tới dó”.

Bây giờ thì chúng ta dang ở “Một góc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi”, cứ như quần dảo thân yêu này dược ôm gọn trong những vòng tay người Việt, trong những vòng tay ngươi Quảng Ngãi. Xiết bao yêu thương từ mọt vỏ ốc biển, từ một nhúm cát vàng, từ một nhành san hô nơi Hoàng Sa đang hiện diện ở thành phố Quảng Ngãi.”.

(Báo Quảng Ngãi, ngày 12 - 02 - 2012)

Đoạn văn trên gợi cho anh / chị suy nghĩ gì?

(Trích đề thi học sinh giỏi lớp 12 tỉnh Quảng Ngãi năm học 2011 - 2012)

ĐÁP ÁN

I. Yêu cầu chung

- Bài viết chứng tỏ người viết có kỹ năng đọc hiểu văn bản, chọn ra được vấn đề để nghị luận.

Bài làm đúng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Với yêu cầu mở, người viết có thề trình bày suy nghĩ về toàn bộ ý nghĩa hoặc một khía cạnh mà vàn bản đề cập; từ đó trình bày rõ ràng những suy nghĩ đúng đắn về những điều gợi ra từ văn bán đã trích dẫn.

- Sử dụng tốt, phù hợp các thao tác lập luận; bố cục chặt chẽ, có sức thuyết phục. Văn viết mạch lạc, chữ rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt.

II. Yêu cầu cụ thể

Bài làm có nhiều cách trình bày, song cần thể hiện việc hiểu văn bản, làm rõ vấn đề nghị luận; đáp ứng những yêu cầu cơ bản; có thể trên những cơ sở sau:

1. Giới thiệu vân đề nghị luận.

2. Nội dung nghị luận:

- Văn bản “Một góc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi” cho ta thấy tấm lòng gắn bó, tình yêu tha thiết đối với Hoàng Sa của ngư dân Mai Phụng Lưu - tiêu biểu cho những người dân Lý Sơn. Tình cảm đó thật đáng quý. Người lao động bình dị có thể làm nên những điều kỳ diệu bằng tình yêu quê hương, đất nước. Từ đó có thể khẳng định sự đóng góp của người dân đối với đất nước.

- Đoạn văn gợi lên trong lòng mỗi người tình cảm gắn bó với Hoàng Sa. Hoàng Sa là một phần của Tồ quốc, gần gũi và gắn bó với chúng ta; mỗi người cần có ý thức bảo vệ Hoàng Sa, bảo vệ biển đảo quê hương. Ý thức đó cùng là đạo lí đối với truyền thống bảo vệ chủ quyền đất nước, đối với việc lưu giữ những thành quả của cha ông dề lại...

Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi

3. Liên hệ:

Trách nhiệm với biển đảo quê hương, nhiệm vụ của thanh niên - học sinh trong việc bảo vệ Tồ quốc.

BÀI LÀM

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá."

{Trích bài thơ "Quê hương"- Tế Hanh)

Nghề chài lưới từ lâu vốn đã là cái nghề quen thuộc với người dân quê tôi. Cái nghề "của gió, của biển" ấy biết bao là khó nhọc, là hiểm nguy. Vậy mà ngư dân vẫn ngày đêm hăng say "bơi thuyền đi đánh cá". Ngày xưa, cái nghiệp ấy vốn có lẽ mang tính kinh tế thuần túy. Nhưng bây giờ, khi "thực trạng" có nhiều thay đổi, ngư dân ra khơi không chỉ đơn giản vì mục đích kinh tế mà còn vì lòng yêu quê hương, yêu dất nước sâu sắc. Hình ảnh những con người chịu thương chịu khó với tấm lòng son sắt gắn với biển đảo quê hương đã được thu nhỏ trong "Một góc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi" của tác giả Thanh Thảo mà khi đọc, tôi đã phải nghẹn lòng.

Vùng biển quê hương tôi mênh mông, tươi đẹp. Vì nằm ở vùng đất sâu nên biển rất trong, cao và đặc biệt là giàu hải sản. Ở cách đất liền 15 hải lí là huyện đảo Lý Sơn - huyện đảo của những con người bình dị, chất phác mà gai góc. Người dân ở đây sống chủ yếu nhờ vào việc trồng tỏi và đánh bắt cá. Họ đã quen lắm rồi với cái nghiệp lênh đênh dài ngày trên biển. Sóng to, gió lớn với họ vừa như là bạn, vừa như là thù "đồng hành" cùng họ trong mọi chuyến đi. Gian nan, hiểm nguy không cần nói cũng biêt nhiều đến thế nào. Vậy mà họ vẫn cười, vẫn vui vẻ tiếp tục cái nghiệp mà mình đã chọn, đã gắn bó. Họ lạc quan, yêu đời là thế.

Thế nhưng ai ngờ đâu việc tàu cá mất tích. Không phải vì gặp phải thiên tai, cũng không phải vì hết nhiên liệu mà bị sóng biển đánh đạt đến mất tích - họ bị những con "tàu lạ" vây bắt. Và đáng nói hơn, nơi những người ngư dân ấy bị bắt không phải đâu xa mà chính là quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc. Những con "tàu lạ" ấy mặc nhiên bắt giữ tàu thuyền của ngư dân qua đây vì cho rằng họ "xâm phạm lãnh thổ". Không chỉ dừng lại ở sự vô lí, hành động của chúng còn tiến đến chỗ tàn bạo. Chúng giật gãy hình quốc kì treo trên đỉnh thuyền, đánh đập ngư dân, cướp cá, cướp ngư cụ, thậm chí còn bắt người đòi tiền chuộc.

Những ai đã từng trải qua những ngày tháng kinh hoàng ấy chắc không thề nào quên được, đặc biệt là ngư dân Mai Phụng Lưu - người đã bị bắt giữ đến bốn lần. Bạn bè, đồng ngiệp gọi chú là "sói biển" bởi sau những lần bị bắt giữ, bị tra tấn, đánh đập dã man như thế chú vẫn gai góc, không hề nhụt chí. Dù cho trắng tay, dù cho những vết thương hằn sâu trên thân thể, chú vẫn kiên trì ra khơi, và không phái nơi nào khác mà chính là Hoàng Sa! Với "sói biển" Mai Phụng Lưu, dường như nỗi đau về thể xác kia không thế giết chết được sự kiên cường trong tâm hồn chú. Trong bài báo, tác giả Thanh Thảo đã viết rằng: "Mai Phụng Lưu chỉ là một ngư dân, một người đánh cá lương thiện và yêu hòa bình". Vâng, chú chỉ là một ngư dân bình thường nhưng hành động của chú là hành động của một con người thật lương thiện với tấm lòng yêu quê hương, yêu đất nước sâu sắc.

Hoàng Sa

Những lần quay trở lại Hoàng Sa của "sói biển" không đơn thuần là vì mục đích kinh tế mà hơn hết, chú đi là để chứng minh chú yêu Hoàng Sa tha thiết như thế nào, là muốn cho bọn người lạ kia thấy chú không hề^sợ những thủ đoạn xảo quyệt và vô lí của chúng, là đế thề hiện rằng Hoàng Sa thực sự là của tổ tiên chúng ta, là của người dân Việt Nam ta, không ai có quyền ngăn cấm "người nước mình đặt chân lên nước mình". Chú nói: “Hoàng Sa là của tổ tiền tôi, của tổ tiền chúng ta. Tôi không việc gì phải sợ hãi khi di đánh cá ở những vùng biển ấy. Những hòn đảo thiệt đẹp ở đó cũng của tổ tiên chúng ta, vì thế tôi có cảm giác như đang ở Lý Sơn quê mình mỗi lần tôi tới đó”. Lòng yêu quê hương đã nhân rộng ra thành lòng yêu Tồ quốc, bởi thế mà ở ngay trên Hoàng Sa, chú mới cảm thấy như mình đang ở quê nhà vậy. Chính nhờ tình yêu ấy đã tôi luyện cho con người chú sự kiên trì, bền bỉ để vượt qua những khó khăn một cách kì diệu!

Trong một lần trở lại Hoàng Sa, chú đã cùng các con mình "đổ bộ" vào một hòn đảo. Tại nơi đây, chú đã thắp hương - có lẽ là cho những nấm mồ vô danh của những binh sĩ ngày xưa, hốt cát, nhặt mấy cụm san hô, mấy con ốc biển... rồi chụp một vài tấm hình. Những kỉ vật với kích thước "khiêm tốn" ấy nhưng thật sự "hiếm hoi vô giá" là chú để dành đem về đất liền. Chú đặt xung quanh tượng Bác Hồ trong lòng thành phố. Vậy là "một góc Hoàng Sa" đã hiện diện ở nơi đây! Chúng như muốn nhắc nhở chúng ta về Hoàng Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc. Cả thành phố ôm trọn "một góc Hoàng Sa" vào lòng xiết bao yêu thương như một kì vọng cả Tố quốc hình chữ S ôm trọn hai quần đảo lớn - không chỉ Hoàng Sa mà cả Trường Sa vào lòng để "sum họp" đầy đủ, ấm áp.

Những đụn cát nhỏ, mấy con ốc biển, mấy cụm san hô,... không biết tự bao giờ đã trở nên quý giá. Điều đó càng chứng tỏ vấn đề tranh chấp biển đảo đang ngày càng trở nên gay cấn hơn bao giờ hết. Hồ Chủ tịch đã từng nói rằng: "Ngày trước ta chỉ có đếm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó". Biển đảo là một phần không thể thiếu đối với đất nước ta. Bảo vệ biển đảo không phải chỉ vì mục đích phát triển kinh tế mà còn là vì giữ vững đạo lí yêu nước của dân tộc, bảo vệ thành quả của cha ông. Mỗi người cần có ý thức quý trọng, giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. Nhưng ý thức không thôi vẫn chưa đủ, điều quan trọng là cần phải biến những ý thức đó trở thành hành động cụ thể.

Bản thân là một học sinh, tôi nhận thấy mình cần và có thể làm gì để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngoài việc học tập và rèn luyện đạo đức ở trường, tôi sẽ cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa do địa phương tổ chức. Có thể chỉ là những việc đơn giản như đi nhặt rác ở bờ biển, tổ chức tuyên truyền về bảo vệ biến đảo,... nhưng với sự đóng góp của mỗi cá nhân tạo ra thành quả của tập thề và cứ thế cứ thế nhân lên, như vậy chẳng phải rất tốt sao? Tôi thấy ở nhiều trang mạng xã hội, nhiều bạn trẻ cùng lứa với tôi hay có những bài viết, những bình luận,... bôi nhọ phía những "người lạ" kia. Lại có cả những khấu hiệu: "Biển Đông là máu thịt của Việt Nam. Không ai có quyền xâm phạm!". Diện tích biển Đông hơn ba triệu năm trăm nghìn ki-lô-mét vuông, phần biển thuộc lãnh thổ nước ta chỉ chiếm ba mươi phần trăm diện tích đó, nói như vậy ngay chính chúng ta cũng sẽ bị xem là người đi xâm chiếm lãnh thổ của nước khác! Những bài viết, khẩu hiệu đó không phải là một cách đúng để giải quyết vấn đề. Chúng chỉ làm cho mối quan hệ đang cần phải dung hòa ở hai bên trở nên xấu đi, thậm chí gây ra ấn tượng xấu về Việt Nam ta với các nước khác trong khu vực nữa. Quyết tâm bảo vệ biển đảo, khẳng định chủ quyền lãnh thổ chỉ nên được thể hiện bằng những hành động cụ thể, tích cực thì mới trở thành có giá trị chứ không phải bằng những lời hô hào “hão” hay những câu nói khích bác, bôi nhọ người khác.

"Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi

Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời

Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả

Vút phi lao gió thổi trên đầu."

(Trích lời ca khúc "Việt Nam quê hương tôi"- Đỗ Nhuận)

Biển đảo quê hương với mỗi con người Việt Nam luôn là điều tự hào. Nơi ấy đã sinh ra những con người chịu thương chịu khó, cần cù lao động với tấm lòng yêu quê hương, yêu đất nước sâu sắc mà "sói biền" Mai Phụng Lưu chính là một minh chứng rõ rệt nhất. Dù cho những tổn hại đến không ngờ, thậm chí phải trả bằng cả tính mạng, con người ấy vẫn nghe theo tiếng gọi của Hoàng Sa, tiếng gọi của Tố quôc mà quay trở lại. Tấm gương ấy thật đáng quý, thật đáng để chúng ta noi theo. Nhờ chú, "một góc Hoàng Sa" giờ đã hiện diện nơi đây, trong lòng thành phố Quảng Ngãi - quê hương tôi. Tôi nghĩ không chỉ riêng mình mà tất cả mọi người đều cảm thấy rất vui và tự hào về điều đó. Đấy sẽ là những hình ảnh nhắc nhở người dân quê tôi, và cả đất nước nữa, cùng hướng về Hoàng Sa, Trường Sa với tấm lòng yêu thương và giữ gìn.

Leave a Reply