Trong bài Sống chết mặc bay tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nổi bật nào? Phân tích tác dụng nghệ thuật đó

Phạm Duy Tốn là trong số ít những nhà văn thành công trong thể loại truyện ngắn hiện đại vào cuối thế kỉ XIX đầu XX. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là một trong những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc nhất của ông. Nổi bật trong tác phẩm, bằng phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp,Phạm Duy Tốn đã lên án,tố cáo chế độ phong kiến đương thời, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc cho số phận của người dân đen.

Sống chết mặc bay

Mở đầu truyện là cảnh thiên tai ập đến dân chúng giữa đêm khuya: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, khu đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Giữa đêm khuya, hàng trăm người kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy…lướt thướt như chuột lột”. Bên trên “mưa tầm tã như trút xuống”, ở dưới “nước cứ cuồn cuộn bốc lên”. Quả thật là một tình cảnh hết sức gian nan, vất vả cho dân làng. Trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" như thế, thử hỏi, những người có trách nhiệm đang ở đâu ? Xin thưa, họ đang ở cách đó mấy trăm thước và cũng gần đê nhưng cao ráo, vững chãi hơn nhiều. Và một bức tranh nữa lại được mở ra, bức tranh của sự xa hoa hưởng lạc. Nơi ấy, quan phụ mẫu đang ngồi chễm chệ, uy nghi, “tay trái tựa gối xếp, tay phải duỗi thẳng ra, để cho người nhà quỳ dưới đất mà gãi".Xung quanh hắn đầy rẫy nx của ngon vật lạ, kẻ hầu ng hạ chực chờ xung quanh. Đúng là hình ảnh giàu sang phú quý, ngược lại với sự vất vả, lam lũ, nhọc nhằn của những người dân ngoài kia…So với không khí náo loạn " ốc thổi vô hồi,tiếng ng xao xác gọi nhau" thì trong này xem chừng tĩnh mịch lắm. Tính mạng hàng trăm nghìn con ng không bằng một ván bài cao thấp của hắn. Một sự đối lập gay gắt, một sự vô trách nhiệm , vô nhân tính đến không thể chấp nhận được đã hiện rõ mồn một dưới ngòi bút tác giả.

Song song với tương phản, phép tăng cấp cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Tăng cấp trong việc một bên là căng thẳng trog cảnh dân hộ đê, một bên là quan hộ bài. Đó là 2 bức tranh đời tương phản một cách gay gắt. Kể cả khi ngoài kia mưa gió ầm ầm,ai nấy trong đình đều đã khiếp sợ, thì viên quan vẫn dửng dưng chơi bài một cách đáng ngạc nhiên. Ôi! Viên quan đáng kính của ta, 'cha mẹ' của ta đó! Hình ảnh này càng đối lập với người dân khi có người khẽ nói với viên quan "Bẩm, có khi đê vỡ". Viên quan quát lớn: Mặc kệ!. Rồi khi có một người nông dân chạy vào đình làng báo cáo: "Bẩm quan đê vỡ mất rồi"

Thì tên quan đỏ mặt tía tai quát tháo, mắng lớn rằng "Đê vỡ rồi!…thời ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày".. Hắn quên rằng nhiệm vụ chống lụt, phòng hộ đê này thuộc quyền chỉ đạo trực tiếp của hắn. Chính sự thờ ơ, bàng quan, vô trách nhiệm của hắn đã khiến những người dân rơi vào cảnh khốn khổ, màn trời chiếu đất, vậy mà giờ đây hắn lại định đổ tội cho người khác.

Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đó. Trong khi thầy đề tay run lên cầm cập thò vào đĩa nọc..Thì tên quan sung sướng ra bài. Hắn đã ù một ván to, ăn hết tiền của thiên hạ.

Ngoài kia người dân nháo nhác vì đê vỡ, bên trong này viên quan phụ mẫu mặt hả hê, ôm hết tiền thắng bạc bỏ vào túi mình. Đó là hình ảnh vô cùng ấn tượng, nó ám ảnh người đọc, khiến cho người đọc cảm thấy uất nghẹn căm tức thói thờ ơ, vô trách nhiệm của những tên quan tham thời xưa.

Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" đúng như cái nhan đề của nó vậy, nhà văn Phạm Duy Tốn đã miêu tả chân thực, sâu sắc để vạch tội những tên tham quan thời xưa, khi bọn chúng chỉ biết sống cho mình, mà bỏ mặc người dân vô tội chìm trong đau khổ.

Hai bức tranh đời tương phản với nhau nhưng thể hiện tính chân thực. Qua tác phẩm của mình thể hiện tinh thần nhân văn của tác giả Phạm Duy Tốn trước nỗi thống khổ của người dân lao động thời xưa 

Leave a Reply