“Trong một thế giới phẳng, chỉ số thông minh vẫn quan trọng, nhưng chỉ số hiếu học và chỉ số đam mê còn quan trọng hơn... ’’ (Friedman - Thế giới phẳng). Ý kiến của anh (chị) về vai trò của thông minh, hiếu học, đam mê trong việc học tập

ĐÁP ÁN

1. Giải thích, trình bày khái quát ý kiến

- Thế nào là thông minh, hiếu học, đam mê? Thông minh chỉ tư chất của con người, hiếu học và đam mê chi những phẩm chất của người học sinh. Ba chi số này tác dộng đến năng lực học tập cùa học sinh.

- Ý kiến của Friedman khẳng định sự quan trọng của yếu tố thông minh, song khẳng định tầm quan trọng hơn của sự hiếu học và đam mê.

2. Ý kiến dó hoàn toàn đúng đắn.

Vai trò của thông minh, hiếu học, đam mê trong học tập

a. Thông minh là yếu tố quan trọng trong học tập. Ngày nay, dù có nhiều sự hỗ trợ của phương tiện, thông minh vẫn là một yếu tố quan trọng trong học tập. Những người vốn có năng lực tư duy, trí nhớ tốt sẽ thuận lợi trong học tập.

b. Hiếu học, đam mê còn quan trọng hơn thông minh, bởi vì sự thiên phú cần được con người mài giũa, rèn luyện thêm. Có đam mê, hiếu học, học sinh mới tự tìm tòi kiến thức, phương pháp học mới sáng tạo. Thông minh mà không hiếu học, đam mê thì cũng sẽ mai một dần.

- Thông minh, hiếu học, đam mê không chỉ quan trọng khi học tập trong nhà trường, những kiến thức phổ thông, mà còn rất quan trọng trong suốt cuộc đời mỗi người. Bởi vì học không chỉ diễn ra trong thời gian ở trường, ở lứa tuổi học sinh. Thông minh và đam mê giúp cho con người sống tốt hơn.

hiếu học

- Câu nói khẳng định vai trò của sự nỗ lực trong học tập, những yếu tố thiên phú không bằng ý chí của con người. Từ đó, khuyên học sinh nên chăm học, giữ ngọn lửa đam mê học tập.

BÀI LÀM

Trong cuốn “Thế giới phẳng” nhà văn nổi tiếng Friedman nói: “Trong một thế giới phẳng, chỉ số thông minh vẫn quan trọng, nhưng chỉ số hiếu học và chỉ số đam mê còn quan trọng hơn...”. Câu nói ấy đáng để chúng ta phải suy nghĩ và học hỏi theo.

Thế Giới Phẳng là một thế giới như thế nào? Thông minh, hiếu học, đam mê là phẩm chất gì của con người? Thế Giới Phẳng là cụm từ mang tính trừu tượng. Ngày nay thông tin liên lạc phát triển mạnh và hiện đại nên mọi người có thể “ở gần nhau hơn”. Thông minh là tư chất của mỗi con người, là yếu tố bẩm sinh với chỉ số IQ cao mà không cần phải rèn luyện. Còn hiếu học và đam mê là những phẩm chất tốt đẹp của người học sinh. Hiếu học xuất phát từ lòng ham mê học tập, yêu thích việc học và tìm thấy niềm vui, hạnh phúc từ việc học ấy. Ba chỉ số này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của học sinh. Thông minh giúp chúng ta tiếp thu bài nhanh hơn, tư duy tốt tạo nên sự thuận lợi trong việc học tập, nhưng nếu chúng ta không có lòng quyết tâm, sự đam mê, ham muốn trong học tập thì các chỉ số thông minh ấy trở nên vô dụng mà thôi. Nếu chúng ta dựa vào trí thông minh của bản thân mà không có sự nỗ lực học tập thì đó là một quan niệm sai lầm, có khi huỷ hoại cả cuộc đời mình. Xã hội sẽ chấp nhận những người kém thông minh nhưng nếu họ biết cần cù, nhẫn nại, trau dồi học tập, tìm hiểu thêm, biết tự học, tự sáng tạo và yêu thích việc học. Những người ấy sẽ đạt thành công mà không nhờ vào sự thông minh bẩm sinh, vẫn là những người giúp ích được cho xã hội. Còn những người thông minh mà ỷ lại vào bản thân, không có đam mê, không cần cù, nhẫn nại thì khó có thể thành công. Không những không thành công mà những người như vậy trí thông minh ấy sẽ bị mai một dần. Thông minh mà biết kết hợp với sự ham mê và hiếu học thì sẽ thành nhân tài giống như Mạc Đĩnh Chi ngày xưa vậy. Vốn nổi tiếng thông minh từ nhỏ, nhà nghèo không có tiền đi học nên đã đứng ở ngoài lớp nghe thầy đồ giảng mà học lỏm, tối về bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn mà học.

vai trò của sự nỗ lực trong học tập

Thứ hỏi nếu không có sự hiếu học và đam mê học tập thì làm sao cậu lại đi học lỏm, biết bắt đom đóm làm đèn. Nếu cứ đổ lỗi vào hoàn cảnh cậu mãi mãi là cậu bé chăn trâu, tư chất thông minh của cậu cũng bị thui chột dần. Có lẽ chính vì tinh thần hiếu học và lòng đam mê đã để lại cho chúng ta một Mạc Đĩnh Chi thần đồng nức tiếng trong lịch sử và là tấm gương sáng cho tuổi trẻ ngày nay. Thế mới thấy hết vai trò của sự hiếu học và đam mê. Nói như thế không phải ta phủ nhận vai trò của sự thông minh trong việc học mà khẳng định thông minh không phải là yếu tố quyết định năng lực của bạn. Người thông minh biết hiếu học và đam mê sẽ sớm thành công và thành công một cách thuận lợi, dễ dàng. Còn người hiếu học và đam mê mà không thông minh thì con đường đến thành công sẽ xa hơn một chút, gồ ghề hơn chứ không có nghĩa là thất bại. Thế mới thấy ông bà ta ngày xưa thâm thuý khi đã khuyên dạy chúng ta “Cần cù bù thông minh”. Người học sinh cũng giống như những chú kiến, từng chút, từng chút một tha mồi về tổ, cần cù góp nhặt kiến thức. Chính vì vậy những bạn học sinh kém thông minh thì cũng chớ vội từ bỏ, buông xuôi mà hãy cần cù, nhẫn nại, tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Tôi tin chắc rằng một ngày bạn sẽ tìm thấy thành công cho chính mình, đó chính là món quà cho sự nỗ lực và quyết tâm của các bạn. Những bạn có tư chất thông minh đáng quý ấy thì hãy biết tận dụng ưu điểm của mình mà đi đến thành công một cách nhẹ nhàng hơn. Câu nói của Friedman đến đây lại càng toả sáng sức thuyết phục, đúng đắn hơn hết. Trong thế giới hiện đại như ngày nay khi mà ngồi một chỗ cũng biết được sự việc, sự kiện đang xảy ra trên thế giới, khi mà ta có thế giao lưu kết bạn với nhưng người sống cách chúng ta nửa vòng trái đất, khi mọi thiết bị, phương tiện kĩ thuật hiện đại ra đời giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việt học tập, làm việc thì sự đam mê chính là yếu tố quan trọng giúp chúng ta học tập một cách thuận tiện mà không cần phải thông minh mới làm được. Trong câu nói trên sự thông minh, năng khiếu ấy không hề bị bác bỏ mà nó như là một công cụ phục vụ cho sự hiếu học và đam mê của mỗi con người mà thôi. Ba yếu tố thông minh, ham học, đam mê không chỉ quan trọng trong việc học ở nhà trường, những kiến thức phổ thông mà còn rất quan trọng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Bởi vì học không chỉ diễn ra trong thời gian ở trường, ở lứa tuổi học sinh mà nó theo ta suốt đời. Khi ta đi làm chúng ta cũng hãy yêu nghề, giành mọi tâm huyết để làm việc thì ta sẽ nhận lại được một phần thưởng xứng đáng từ công việc đó.

Câu nói của Friedman đã khẳng định vai trò của sự nỗ lực trong học tập, những phẩm chất thiên phú cũng không bằng những phẩm chất tự rèn luyện mà có của con người. Tất cả thành công đều phải đánh đổi bằng sự nỗ lực của bản thân. Chính vì vậy mỗi học sinh nên chăm học, hãy thắp lên cho mình một ngọn lửa đam mê trong học tập. Tôi tin chắc rằng có ngày bạn sẽ thành công.

Leave a Reply