Trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Hồ Chí Minh vô cùng đau khổ vì bị mất tự do. Vậy mà có lúc Người tự nhận mình là “khách tự do", “khách tiên”. Có thể hiểu điều đó như thế nào

A - NHỮNG Ý CHÍNII CẦN CÓ

- Giải thích, chứng minh Hồ Chí Minh cảm thấy đau khổ vì mất tự do?

+ Đối với con người, mất tự do là mất tất cả.

+ Đối với người chiến sĩ, mất tự do là mất điều kiện hoạt động cách mạng để cứu nước, cứu dân.

- Giải thích, chứng minh vì sao trong tù Hồ Chí Minh vẫn tự nhận mình là khách tự do, khách tiên?

+ Thế nào là “khách tự do”, “khách tiên”?

+ Vì sao có lúc Hồ Chí Minh tự nhận mình là khách tự do, khách tiên? Điều đó được thể hiện trong Nhật kí trong tù như thế nào?

B - GỢl Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Tự do là điều đáng quý nhất, là lẽ sống cao đẹp của mỗi con người. Nhưng tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà sự cảm nhận về tự do của mỗi người có thể mang những sắc thái khác nhau. Trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Hồ Chí Minh vô cùng đau khổ vì mất tự do nhưng vẫn tự nhận mình là “khách tự do”, “khách tiên”. Chỉ có thể hiểu thấu đáo những điều dường như trái ngược nhau ấy nếu ta biết được những ngày lao tù đau khổ của Bác, lĩnh hội và cảm nhận sâu sắc được những dòng thơ Người viết trong Nhật kí trong tù.

àng xóm ven sông đông đúc thế

II. THÂN BÀI

1. Hồ Chí Minh cảm thấy đau khổ vì mất tự do

- Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh lên dường sang Trung Quốc với ý định thành lập Liên minh châu Á chống phát xít Nhật, nhưng khi vừa vượt qua biên giới Người đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Sau đó, chúng không hề xét xử mà chi kiếm cớ để giải Bác đi hết nhà giam này đến nhà giam khác. Trên hành trình hàng ngàn cây số, qua 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, trong những ngày đó nỗi đau khổ lớn nhất đối với Bác không phải là bị đói rét, bị xiềng xích mà bị mất tự do.

- Đối với một con người, mất tự do là mất tất cả:

+ Mất tự do là điều cay đắng nhất ở dời:

Trên đời. ngàn vạn điều cay đắng

Cay dắng chi bằng mất tự do

(Lính gác khiêng lợn củng đi, bài 2)

+ Con người không được đáp ứng nhũng nhu cầu tối thiểu:

Đau khổ chi bằng mất tự do,

Đến buồn đi ỉa cũng không cho,

Cửa tù khi mở không đau bụng,

Đau bụng thì không mở cửa tù.

(Bị hạn chế)

+ Con người bị xúc phạm, coi rẻ hơn con vật:

Khiêng lợn, lính cùng đi một lối,

Ta thì người dắt lợn người khiêng,

Con người coi rẻ hơn con lợn,

Chỉ tại người không có chủ quyền.

(Lính gác khiêng lợn cùng đi, bài 1)

Đối với một người chiến sĩ cách mạng, mất tự do cũng có nghĩa là phải xa cuộc chiến đấu của dân tộc, cho nên càng đau khổ vì mất tự do bao nhiêu Bác lại càng khao khát tự do bấy nhiêu.

+ Niềm khao khát ấy càng cháy bỏng hơn khi Bác viết Ở Việt Nam có biến động:

Thà chết chẳng cam nô lệ mãi,

Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền,

Xót mình giamhãm trong tù ngục

Chưa được xông ra giữa trận tiền.

+ Tổng cộng cả tập thơ có 13 lần Bác trực tiếp nhắc đến hai chữ “tự do”. Ngoài ra còn khá nhiều câu thơ gián tiếp bộc lộ niềm khao khát ấy:

Tấc bóng nghìn vàng đà đáng tiếc

Ngày nào thoát khỏi chốn lao lung.

(Tiếc ngày giờ)

+ Nếu người xưa thường ca ngợi chữ “nhàn”, cho nhàn là thanh cao: “Nhật nhật thanh nhàn nhất nhật tiên” (một ngày thanh nhàn, một ngày là tiên) thì đối với Bác, mất tự do, phải ở tù cũng là “nhàn” nhàn cư, nhưng cái nhàn ấy thật vô nghĩa vì cuộc sống chẳng còn giá trị gì. Trái lại, sự “nhàn cư" ấy càng khiến Bác thêm đau khổ.

Trong ngục người nhàn, nhàn quá đỗi

Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh

(Buồn)

Như vậy tự do đã trở thành mục đích và niềm vui của Bác, trở thành lẽ sống đấu tranh của người chiến sĩ cách mạng. Nói như Xuân Diệu, niềm khao khát tự do chính là biểu hiện cụ thể của chất người cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Vì sao có lúc Hồ Chí Minh tự nhận mình là “khách tự do”, “khách tiên”?

a) Thế nào là “khách tự do”, “khách tiên”?

- Trong bài thơ Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây, Bác viết:

Mây mưa mây tạnh bay đi hết

Còn lại trong tù khách tự do

Người còn viết:

Tự do tiên khách trên trời

Biết chăng trong ngục có người khách tiên.

(Quá trưa)

Trong hai câu thơ trên, từ “khách” chỉ người ghé thăm đâu đó trong chốc lát, trong khoảng thời gian ngắn. Như vậy, Bác chỉ tự nhận mình là khách của nhà tù. Cách nói đùa vui, có vẻ hài hước ấy biểu lộ rất rõ niềm yêu đời của Bác trong cảnh ngộ đau khổ. Đồng thời, theo cách nói này, hàm ý việc Bác ở tù không phải là vĩnh viễn, ngày Bác được tự do rồi sẽ đến trong ngày mai đã phần nào được lộ ra. Có lẽ đây chính là một trong nhũng biểu hiện của niềm lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn của người chiến sĩ cách mạng.

Nhũng chữ “khách tư do” cho thấy: với Bác, khái niệm tự do không chỉ được hiểu là tự do về thể xác (ở phương diện vật chất có thể giam cầm được) mà quan trọng hơn đây là sự tự do về tinh thần (sự tự do trong tinh thần, tư tưởng, tình cam bất chấp hoàn cảnh khách quan như thế nào), về phương diện tinh thần ấy Bác thấy mình hoàn toàn là người tự do, không nhà tù nào có thể giam cầm được. Điều này đã được Bác khang định trong bai thơ Đề từ:

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Với hai chữ “khách tiên”, Bác muốn nhấn mạnh vào khía cạnh tinh thần của tự do. Nói tới “tiên” tức là nói tới một thế giới đẹp đẽ, kì ảo của mộng mơ và tri tưởng tượng. Với nghĩa này, Bác khẳng định, tuy hiện tại là một tù nhân nhưng tâm hồn Người vẫn như đang được sống trong thế giới của “khách tiên”, của tự do tuyệt đối.

b) Vì sao có lúc Hồ Chí Minh lại tự nhận mình là “khách tự do”, “khách tiên”? Điều đó được thể hiện trong Nhật kí trong tù như thế nào?

- Vì sao...?

+ Là một nhà tư tưởng lớn, một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh nắm rất vững quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội. Người từng nhiều lần tổng kết: “Hết mưa là nắng hửng lên thôi” hay “Hết khổ là vui vốn lẽ đời”. Bởi vậy, Người không chỉ khao khát tự do mà còn có cảm hứng, có ý thức đặc biệt về tự do.

+ Là một trong những nhà thơ hiện đại mang cốt cách phương Đông điển hình, tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của Bác luôn luôn hướng tới và thưởng thức vẻ đẹp hài hòa của. thiên nhiên và cuộc sống con người.

+ Mặt khác, với tư cách là một chiến sĩ cách mạng, cảm hứng về tự do tinh thần trong thơ Hồ Chí Minh nằm trong dòng cảm hứng chung của những người chiến sĩ cách mạng bị tù đày.

Xuân Thủy viết trong bài thơ Không giam được trí óc:

Giam người trói cả chân tay lại

Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do

Hoàng Văn Thụ cũng viết trong bài thơ Nhắn bạn:

Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm

Chí còn theo dõi buổi tung hoành

- Biểu hiện...?

Trong hoàn cảnh phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệt nơi đất khách quê người, cảm hứng về tự do tinh thần trong thơ Hồ Chí Minh càng được mở rạng hơn và trở nên mạnh mẽ hơn.

Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình

+ về tình cảm, nhà lao đen tối với bao cực hình khổ ải không ngán được nỗi nhớ thương của Hồ Chí Minh đối với đất nước. Từng ngày, từng giờ Bác hướng về Tổ quốc để lắng nghe tin tức với nỗi nhớ mong vô hạn:

Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng

Tin tức bên nhà bữa bữa trông.

(Tức cảnh)

Bác xót xa thương cảm khi thấy đồng bào mình đang phải chịu bao đau thương cơ cực trong cảnh nước mất, nhà tan:

Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh

Nội thương đất Việt cảnh lầm than

(ốm nặng)

+ Về tư tưởng, trong nhà tù Bác vẫn suy nghĩ về đường lối chiến lược của cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Bác ngẫm, muốn thắng kẻ thù, người chiến sĩ cách mạng phải hiểu rõ tình thế, biết cách xây dựng lực lượng, chớp lấy thời cơ và kiên quyết giữ vững thế tấn công:

Phải nhìn cho rộng, suy cho kĩ,

Kiên quyết không ngừng thế tấn công,

Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời một tốt cũng thành công.

(Học đánh cờ)

Nhìn chung, trong hoàn cảnh lao tù nghiệt ngã, muốn giữ được cho mình sự tự do về tình cảm và tư tưởng, người chiến sĩ cách mạng phải có một dũng khí lớn, kiên cường và bất khuất vô song...

+ Về hành động: Sự tàn bạo của nhà giam Tưởng Giới Thạch không thể nào ngăn cản được sự giao cảm đồng điệu giữa tâm hon người tù thi sĩ Hồ Chí Minh với vầng trăng:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ,

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trãng)

Trong bài Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung, tư thế của Hồ Chí Minh không phải là tư thế của một tù nhân đang chịu đựng bao cực hình đau đớn, mà trái lại, là một du khách, một thi nhân đang ung dung ngắm cảnh và làm thơ:

Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,

Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình,

Làng xóm ven sông đông đúc thế,

Thuyền câu rẽ sóng nhẹ tênh tênh.

Xuân Diệu nhận xét: “Cái ung dung ấy lên đến mức thần thánh”. Hoài Thanh bổ sung: “Lên đến mức thần thánh mà tuyệt nhiên khòng có nghĩa gì là thần thánh”. Tóm lại, đấy chính là phong thái ung dung tự chủ trong mọi hoàn cảnh của Hồ Chi Minh, người chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng là một nhà thơ lớn.

III. KẾT LUẬN

Trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Bác đau khổ vì bị mất tự do nhung vẫn tự nhận là “khách tiên”, “khách tự do”. Hai điều ấy ichông mâu thuẫn mà thong nhất với nhau và cùng góp phần biểu hiện lẽ sống cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, người đã từng chịu bao đau khổ tù đày để dân tộc mình có độc lập tự do.

Leave a Reply