Trong Phép mầu nhiệm của đời (Nxb Trẻ - 2005) có câu chuyện rằng: Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần và leo lên ngồi vào lòng ông... Anh (chị) suy nghĩ gì về câu chuyện trên (viết một đoạn văn 200 từ)?

Trong Phép mầu nhiệm của đời (Nxb Trẻ - 2005) có câu chuyện rằng: Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần và leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ẩy, cậu bé trả lời: Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc. Anh (chị) suy nghĩ gì về câu chuyện trên (viết một đoạn văn 200 từ)?

GỢI Ý

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau đây:

1. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện

- Đề cao, kêu gọi sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống - đó là sự thân thiện xuất phát từ đáy lòng giữa người với người.

- Có nhiều cách chia sẻ, có khi sự chia sẻ một cách im lặng lại có chiều sâu nhất.

Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ

2. Sự chia sẻ của cậu bé

- Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ.

- Sự cảm thông chân tình của trái tim trong sáng vô ngần.

3. Liên hệ trong cuộc sống

- Có những người sống chia sẻ bằng một tâm hồn cao thượng, trong sáng và vô tư.

- Có những người quan tâm để tỏ ra bề trên, nhưng thiếu một tấm lòng chân thành cần thiết.

- Có những người quan tâm để cầu lợi.

4. Thái độ của chúng ta

- Liên hệ bản thân.

- Phê phán sự quan tâm “chia sẻ” có tính chất vụ lợi, giả tạo.

- Phê phán sự lạnh lùng, vô cảm.

- Kêu gọi sự sẻ chia, cảm thông - sống có tình người.

BÀI LÀM

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi. Ca từ của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vẫn vang lên đâu đây trong đời sống khá bộn bề của chúng ta. Vâng, để gió cuốn đi mới có thể lấp đầy những ưu phiền, khổ đau mà ta cần sẻ chia, thấu hiểu trong quan hệ giữa người với người. Không chỉ người trưởng thành phải làm mà kể cả những em thơ cũng cần được giáo dục về lòng nhân ái.

Sự chia sẻ chân tình của trái tim trong sáng

Câu chuyện cậu bé bốn tuổi lặng yên ngồi vào lòng người hàng xóm vừa mất vợ đã làm ta suy nghĩ về trách nhiệm của đạo lí làm người và nó nhắc nhở ta về một lối sống đẹp, cần được tươi xanh mãi trong đời sống của nhân loại, vẻ đẹp tình người được ví như viên kim cương ngời sáng nhất trong các kim loại. Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ; sự chia sẻ chân tình của trái tim trong sáng vô ngần của cậu bé trong mẩu chuyện nhỏ kia, lại thấm đẫm vẻ đẹp về sự cư xử với nhau trong đời. Người ta bảo rằng, cuộc sống vốn dĩ bất toàn, vẫn tồn tại cái tốt lẫn cái xấu; cái thiện lẫn cái ác,... Ta luôn phải đấu tranh để cái đẹp tồn tại và toả sáng. Chia sẻ, cảm thông là mang đến cho người khác niềm vui, là sự nâng đỡ tâm hồn nhau, để cuộc sống này đáng yêu hơn, có ý nghĩa hơn. Khi chia sẻ, cảm thông phải bằng cả tấm lòng trong sáng, không vụ lợi thì nhân cách ta mới thật sự hoàn thiện; mới thật sự không làm tổn thương người. Trái tim vô tư ấm áp tình người của cậu bé trong câu chuyện thật sự là một bài học cho mỗi chúng ta trong phép cư xử với nhau trong đời. Trái tim hồn nhiên sẻ chia với nhau trong cuộc sống, có thể nói nó như một đống lửa than ấm áp toả lên giữa mùa đông lạnh lẽo. Sống biết yêu thương chia sẻ và chia sẻ hồn nhiên, vô tư đã giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách.

Leave a Reply