Trong truyện, tác giả đã xây dựng các nhân vật thuộc nhiều thế hệ nối tiếp: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng. Phân tích những nét riêng của mỗi nhân vật và ý nghĩa của việc tác giả xây dựng hệ thống nhân vật như vậy

Cần lưu ý tính chất đại diện cho từng thế hệ của mỗi nhân vật trong truyện. Các thế hệ ấy vừa đồng hành vừa tiếp nốì nhau tạo thành đội ngũ đông đảo trùng điệp của nhân dân trong cuộc chiến đấu giành quyền sống, độc lập, tự do.

Cụ Mết là già làng, người đại diện và lưu giữ truyền thông của cộng đồng để truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Nhân vật này mang dáng dấp của những nhân vật anh hùng trong các bản trường ca Tây Nguyên. Trong truyện, cụ Mết không chỉ là người lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man mà còn là người lưu giữ và kể lại lịch sử cuộc đấu tranh ấy, là người phát ngôn cho những chân lí về con đường giải phóng của nhân dân.

Vẻ đẹp các nhân vật

Tnú và Mai là thế hệ đã được tiếp nhận lí tưởng cách mạng ngay từ những năm tháng cực kì đau thương, đen tối của làng Xô Man và của cả nhân dân miền Nam dưới ách thống trị tàn bạo của bọn Mĩ ngụy. Thế hệ ấy đã trải qua nhiều đau thương, căm hận, cả những hi sinh, để rồi trưởng thành.

Dít là hình ảnh của thế hệ trẻ trưởng thành nhanh chóng trong cuộc kháng chiến. Khi Mai hi sinh, Dít mới chĩ là một cô bé, nhưng đã bộc lộ bản lĩnh gan góc, cứng cỏi trước kẻ thù. Rồi chỉ trong mấy năm cùng với sự lớn mạnh của cuộc chiến đấu của làng Xô Man, Dít đã thành người lãnh đạo chủ chốt của cuộc chiến đấu ấy.

Thằng bé Heng là hình ảnh lớp thiếu nhi, đang kế tục các thế hệ cha anh để đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng.

Leave a Reply