Trong văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước, khuynh hướng sử thi thường gắn với cảm hứng lãng mạn. Hãy làm rõ điều đó qua truyện ngắn Rừng xà nu

a. Nêu ngắn gọn khái niệm "khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn" (dựa vào bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế ki XX).

b. Khuynh hướng sử thi trong Rừng xà nu

- Chọn đề tài, thể hiện chủ đề mang tính lịch sử lớn lao, lí tưởng của dân tộc bấy giờ là nêu cao chủ nghĩa anh hùng, quyết tâm đánh thắng bọn xâm lược.

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, lớn lao mang ý nghĩa biểu tượng: Rừng xà nu.

Chống Mỹ cứu nước

- Các nhân vật, nhất là Tnú, cụ Mết mang ý nghĩa biểu tượng vẻ đẹp phẩm chất cộng đồng dân tộc trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.

- Ngôn ngữ miêu tả, trần thuật có độ âm vang vừa hiện thực vừa cường điệu huyền thoại gần với giọng diệu những áng sử thi cổ đại.

c. Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn, thể hiện ở:

- Khi miêu tả cũng như kể chuyện, cảm xúc của tác giả hoặc bộc lộ trực tiếp, hoặc hoá thân vào nhân vật để biểu cảm: tả cánh rừng, lời cụ Mết kể chuyện Tnú và Mai, chuyện Tnú bị giặc đốt... Nhiều đoạn tự sự ngả sang trữ tình.

- Tuy câu chuyện có nhiều đoạn, nhiều tình huống, chi tiết khóc liệt, dữ dội, nhưng tất cả đều được giải quyết theo hướng lạc quan, chiến thắng. Âm điệu tác phẩm có bi nhưng là bi tráng, kiêu hùng.

Leave a Reply